"Sốt đất" tiềm ẩn rủi ro cho cả nền kinh tế

Giá bất động sản liên tục tăng nhanh hời gian gần đây, bấp chấp những tác động dịch Covid-19. Giá bất động sản tăng còn ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ. Bởi theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, thị trường bất động sản và tiền tệ lưu thông với nhau rất lớn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư lại dùng các đòn bẩy vào đầu tư bất động. Nó gây nguy hiểm cho hệ hống tiền tệ tài chính quốc gia.

Với lượng tiền lớn đổ vào thị trường bất động sản do tác động từ dịch bệnh kinh doanh gặp hạn chế, lãi suất ngân hàng thấp, tâm lý lo ngại lạm phát... thì nhiều người rút tiền từ ngân hàng, chứng khoán bỏ vào đất làm giá tăng

Nhìn chung bất động sản năm 2021 là một năm đặc biệt với thị trường bất động sản, như nhiều ngành nghề khác gặp khó khăn thì bất động sản cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù, có nhiều điểm tích cực trong thị trường như giá bất động vẫn tiếp tục tăng mạnh ở một vài phân khúc, nhóm nhỏ nhà đầu tư hưởng lợi nhưng nhìn chung là nhiều khó khăn với các chủ đầu tư, người mua nhà để ở.

Sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro; tình trạng các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật còn xảy ra tại một số địa phương; cơ sở dữ liệu, thông tin về thị trường bất động sản chưa đầy đủ, thiếu minh bạch; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chưa đáp ứng yêu cầu quy định.

Cũng theo vị chuyên gia kinh tế này, nhiều nước trên thế giới đã bơm một lượng tiền lớn vào nền kinh tế trong thời gian vừa qua. Điều này đã tạo ra sự mất giá của đồng tiền và lạm phát tăng cao. Vì thế, nó dẫn tới trạng thái rất nhiều nhà đầu tư đã đầu tư vào đất đai và giá bất động sản cả trên thế giới đều tăng.

Để hạn chế rủi ro cho nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng, chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh khuyến cáo, trong điều kiện nền kinh tế đang gặp khó khăn vì dịch Covid-19 như hiện nay, cần thận trọng và xem xét bố trí nguồn vốn hợp lý. Trong các gói hỗ trợ sắp tới, cần hạn chế việc đổ tiền vào bất động sản, mà cần tập trung bố trí nguồn vốn cho lĩnh vực kinh doanh sản xuất. Chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhìn nhận, đầu tư vào đất đai mà mang tính đầu cơ, kiếm lời là một trong những nguy cơ, ảnh hưởng tới hoạt động của nền kinh tế trong tương lai.

Đáng chú ý tại một số địa phương đã xảy ra các vụ việc, hiện tượng như: doanh nghiệp triển khai việc kinh doanh bất động sản chưa đủ điều kiện pháp lý; chuyển nhượng đất đai, kinh doanh bất động sản trái quy định; thực hiện các dự án phân lô, bán nền trên diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà, đất khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, cơ sở pháp lý... Ngoài giá đất nền ở các vùng giá còn trũng, có quy hoạch về phát triển cơ sở hạ tầng, hay quy hoạch công nghiệp, đô thị sẽ vẫn tăng bởi lượng tiền nhà đầu tư mới vẫn tiếp tục đổ vào, giá sẽ tăng tới khi các vùng trũng bằng hay gần với giá các vùng đã tăng trong năm 2021.

Để đánh giá bất động sản đang tăng đúng giá trị thật hay không thì rất khó, bởi thị trường tăng do cung - cầu đối lập, nguồn cung hiện đang hạn chế còn lực cầu thì quá lớn, do tâm lý mua và bán sẽ do mục tiêu mỗi nhà đầu tư khác nhau. Cùng đó, giá bất động sản năm 2021 cũng đã lập những kỷ lục mới lần đầu có trên thị trường như thị trường cao cấp có có chung cư giá 500 - 700 triệu đồng/m2, biệt thự trong các độ thị lớn 200 - 400 triệu đồng/m2. Thậm chí, thời gian qua, thị trường bất động sản được pha "choáng váng" khi đất đấu giá ở Thủ Thiêm lên tới 2,4 tỷ đồng/m2 thì đất vùng ven cũng tăng chung như vậy.

Bên cạnh đó, những yếu tố trước đây là như mật độ dân số, mức thu nhập, các tiện ích xung quanh, hay cơ sở hạ tầng hoàn thiện... để đánh giá giá trị thật của bất động sản hiện nay đã không theo kịp, theo tôi vấn đề này do thu nhập tăng nhanh ở tầng lớp trung lưu và giới siêu giàu.

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển dòng tiền vào các kênh có tiềm năng gia tăng giá trị lớn như BĐS. Các chuyên gia nhận định, BĐS vẫn là kênh đầu tư dài hạn, ổn định và an toàn, ít biến động hơn so với các loại hình đầu tư khác. Khảo sát người mua nhà của trang Batdongsan cho thấy, 92% phản hồi sẽ tiếp tục đầu tư BĐS trong năm sau. Ngay sau khi tình hình giãn cách được nới lỏng, cùng với các chiến dịch vaccine phủ sóng rộng rãi, nhu cầu tìm mua BĐS cũng nhanh chóng hồi phục theo tiến trình mở cửa. Đặc biệt thị trường phía Nam, nhiều phân khúc đã có sự bứt phá mạnh mẽ, thu hút dòng tiền nhà đầu tư.

Tổng Hợp