Suy thoái kinh tế là gì? Ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?

Cảnh báo về một cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy ra ở khắp mọi nơi. Điều đáng lo ngại về những cảnh báo này là chúng ta không hoàn toàn chắc chắn rằng một cuộc suy thoái sẽ ảnh hưởng đến bản thân mình như thế nào.

Vậy suy thoái chính xác là gì? Ở đây, chúng tôi đề cập đến sự suy thoái kinh tế và những gì bạn có thể làm để đảm bảo mình có thể sống sót qua thời kì này.

  Biểu đồ sụp đổ thị trường trong ngày thứ Hai đen tối của đài Sky.

Biểu đồ sụp đổ thị trường trong ngày thứ Hai đen tối của đài Sky.

Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế (Recession) không giống với trì trệ kinh tế (Stagnation) là tăng trưởng thấp hoặc bằng 0, và cũng không như Khủng hoảng kinh tế (Depression) là sự sụt giảm nghiêm trọng kéo dài trong nhiều năm. Một cuộc suy thoái trầm trọng và lâu dài sẽ được gọi là khủng hoảng kinh tế.

Suy thoái kinh tế là thời kỳ suy giảm kinh tế, thường đi kèm với sự gia tăng thất nghiệp, suy giảm thị trường nhà đất và thị trường chứng khoán giảm. Trong lịch sử, khi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại quốc gia (được gọi là Tổng sản phẩm quốc nội hoặc GDP) đang suy giảm trong hai quý trở lên, thì một cuộc suy thoái kinh tế được tuyên bố.

Sau cuộc Đại suy thoái cuối năm 2007, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã bổ sung các chỉ số kinh tế vĩ mô khác vào mô tả về suy thoái kinh tế. Theo IMF, chúng ta đang trong thời kỳ suy thoái khi thương mại tụt dốc, sản xuất công nghiệp sụt giảm, tiêu thụ dầu giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng trong hai quý liên tiếp.

  Suy thoái kinh tế Mỹ xảy ra từ Q3 / 2008 đến Q1 / 2009

Suy thoái kinh tế Mỹ xảy ra từ Q3 / 2008 đến Q1 / 2009

Các chính trị gia hiếm khi muốn thừa nhận rằng nền kinh tế đang hướng tới suy thoái vì không ai muốn bị đổ lỗi cả – chẳng hạn như Tổng thống, Quốc hội hoặc Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Nói tóm lại, bất cứ ai liên quan đến việc xây dựng chính sách tài chính đều sẵn sàng chỉ trích người khác, ngoại trừ mình.

Đừng nghe những gì các chính trị gia nói, mà hãy nhìn những gì họ làm.

Điều gì gây ra suy thoái?

Kể từ năm 1960 đến 2007 đã có 122 cuộc suy thoái xảy ra trên 21 nền kinh tế công nghiệp phát triển. Nghe có vẻ như là nhiều nhưng những nền kinh tế này chỉ xảy ra khủng hoảng trong khoảng 10% của thời gian trên.

Mỗi một cuộc suy thoái đều đặc biệt, nhưng chúng đều có những đặc điểm chung. Mỗi cuộc suy thoái đều kéo dài trong khoảng 1 năm, và GDP của quốc giá đó sụt giảm khoảng 2%, và trong một số trường hợp có thể lên tới 5%.

Theo Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia, Hoa Kỳ đã trải qua 33 cuộc suy thoái trong suốt lịch sử của mình và không có trường hợp nào giống hệt nhau. Tuy nhiên, có những đặc điểm mà hầu hết các cuộc suy thoái đều có điểm chung:

Lãi suất cao, lạm phát cao, hoặc cả hai. Lãi suất cao giới hạn số tiền có sẵn để vay (và đầu tư) và có thể báo hiệu sự bắt đầu của một cuộc suy thoái. Lạm phát đề cập đến việc tăng giá hàng hóa và dịch vụ hàng ngày mà chúng ta mua, như cửa hàng tạp hóa, xăng dầu và các mặt hàng tiêu dùng.

“Tiền lương thực tế” trở thành một vấn đề. Tiền lương thực sự mô tả thu nhập của chúng ta nhiều bao xa. Ví dụ, nếu kiếm được 1 tỷ và lương 10 triệu/tháng ở Đà Lạt bạn có thể mua nhà và sống một cuộc sống khá thoải mái. Số tiền đó sẽ không thể tận hưởng cuộc sống tương tự ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đó là những đồng lương thực sự. Khi một cuộc suy thoái bắt đầu, tiền lương thực tế trên cả nước bắt đầu thu hẹp.

Việc giảm tiền lương thực tế dẫn đến giảm niềm tin của người tiêu dùng. Những lo ngại về suy thoái giống như một loại virus lây lan khi mọi người nhận ra thu nhập của họ không theo kịp lạm phát. Không có cách nào để phủ nhận tác động tâm lý niềm tin của người tiêu dùng. Một khi người mua mất niềm tin vào nền kinh tế, họ ngừng chi tiêu nhiều, điều này góp phần làm chậm lại phát triển kinh tế.

Điều gì xảy ra trong một cuộc suy thoái?

Giống như một cơn lốc xoáy nhỏ đang dần tăng tốc, một cuộc suy thoái tập hợp sức mạnh khi nó hút một nền tảng kinh tế sau một cơn lốc khác vào vòng xoáy của nó. Đây là cách điều đó xảy ra:

  1. GDP giảm
  2. Các công ty cắt giảm trong một nỗ lực để sống sót qua suy thoái. Những cắt giảm của công ty dẫn đến sa thải. Chứng kiến ​​những người khác bị sa thải khiến những người vẫn đang làm việc lo lắng rằng họ sẽ mất việc, dẫn đến chi tiêu ít hơn.
  3. Nợ chính phủ tăng lên khi nó cố gắng ổn định nền kinh tế.
  4. Ngân hàng TW có thể cắt giảm lãi suất trong nỗ lực kích thích tăng trưởng. Bên cạnh đó là việc in thêm tiền được ngụy trang bằng các mỹ từ như “gói kích thích kinh tế”.
  5. Cổ phiếu và các tài sản khác – như nhà cửa – mất giá trị.

Sự khác biệt giữa suy thoái (recession) và khủng hoảng (depression) là gì?

Một cuộc suy thoái kinh tế đánh dấu giai đoạn co lại của một chu kỳ kinh doanh, khi mọi thứ chậm lại trong ít nhất hai quý. Một khủng hoảng kinh tế, mặt khác, nghiêm trọng hơn. Mặc dù gây ra bởi một số yếu tố tương tự dẫn đến suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế là thời kỳ suy thoái kinh tế kéo dài, trong đó xảy ra sự sụt giảm đáng kể các chỉ số kinh tế. Ví dụ, cuộc Đại khủng hoảng (Great Depression) năm 1929 kéo dài 43 tháng, trong khi cuộc Đại suy thoái (Great Recession) kéo dài 18 tháng.

Suy thoái kéo dài bao lâu?

Mặc dù cuộc Đại suy thoái kéo dài trong 18 tháng, nhưng điều đó thật bất thường. Nếu bạn đưa nó ra khỏi phương trình, 10 cuộc suy thoái khác kể từ Thế chiến II đã kéo dài sáu đến 16 tháng, hoặc trung bình là 10,4 tháng.

Cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử là gì?

Trong số 33 cuộc suy thoái mà người Mỹ đã trải qua, cuộc Đại suy thoái 2007-2009 được coi là nghiêm trọng nhất. Trên thực tế, IMF xếp hạng nó là sự suy thoái tồi tệ thứ hai mọi thời đại. Cuộc đại suy thoái này đã được thúc đẩy bởi sự sụp đổ của thị trường bất động sản Hoa Kỳ, nguyên nhân là do một cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn (các ngân hàng đưa ra các khoản thế chấp cho những người rõ ràng không thể trả được nợ).

Chính trong thời gian này, giá trị của chứng khoán giảm mạnh, các ngân hàng sụp đổ và phần lớn nền kinh tế thế giới đã bị rơi không phanh. Một phần của quá trình phục hồi bao gồm luật mới được thiết kế để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính tương tự xảy ra lần nữa.

Suy thoái ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?

Ở một mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Ngay cả khi công việc của chúng ta được bảo vệ, có khả năng tiền lương hưu sẽ mất giá trị và tài sản cố định sẽ có giá trị thấp hơn so với trước khi suy thoái. Khi nhiều người mất việc làm, số vụ phá sản và nhà bị ngân hàng tịch thu đem đi phát mãi tăng lên. Giá rẻ hơn rất nhiều so với trước suy thoái, nhưng rất tiếc là không có tiền mà mua.

Một trong những tác động lâu dài nhất của suy thoái kinh tế có thể là trầm cảm. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý (Clinical Psychological Science) cho thấy những người gặp khó khăn liên quan đến công việc, liên quan đến nhà ở hoặc khó khăn tài chính trong thời kỳ suy thoái có nhiều khả năng trầm cảm, lo lắng và sử dụng ma túy – nhiều năm sau khi suy thoái kết thúc. Những người không có tài chính an toàn đặc biệt bị ảnh hưởng.

Và thứ hai là, bần cùng sinh đạo tặc, khi nghèo khó con người thường có xu hướng trộm cắp và hành động liều lĩnh hơn so với lúc no ấm. Điều này cũng giải thích tại sao ở những quốc gia giàu có thì tỷ lệ tội phạm thấp hơn rất nhiều những quốc gia nghèo khó đang phát triển.

Giá nhà giảm trong thời kỳ suy thoái?

Câu trả lời ngắn gọn là có, đối với hầu hết mọi người, giá nhà sẽ giảm trong thời kỳ suy thoái. Để dự đoán giá có thể giảm bao nhiêu, một nghiên cứu đã chỉ ra những gì xảy ra với giá trị nhà trong thời kỳ suy thoái kinh tế vừa qua. Điều họ nhận thấy là giá trị nhà trung bình giảm 9% mỗi năm trong cuộc Đại suy thoái.

Một lý do cho sự sụt giảm giá trị nhà liên quan đến sự lo lắng của người tiêu dùng. Những người mua kém an toàn cảm thấy về công việc của họ, họ ít có khả năng đầu tư mua nhà, cộng với việc thắt chặt tín dụng mua nhà tại ngân hàng hơn so với bình thường.

Có một cuộc suy thoái sắp tới?

Dòng sông có lúc vơi lúc đầy. Một cuộc suy thoái giống như cái chết, đó là điều không thể tránh khỏi, câu hỏi chỉ là khi nào mà thôi.

Điều quan trọng cần nhớ là suy thoái là một phần tự nhiên của chu kỳ kinh tế, một cách để làm chậm nền kinh tế nóng đỏ không thể duy trì mức tăng trưởng hiện tại. Chuỗi nóng kinh tế hiện nay bắt đầu vào tháng 6 năm 2009, hơn 10 năm trước, khiến nó trở thành một trong những giai đoạn tăng trưởng kinh tế dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc suy thoái tiếp theo sẽ hoạt động như một sự điều chỉnh lại các loại, làm mọi thứ chậm lại đến mức dễ quản lý hơn.

Điều đó không có nghĩa là suy thoái là nỗi buồn với tất cả mọi người, một số ít trong đó tận dụng cơ hội mua được tài sản và cổ phiếu với giá rẻ hơn rất nhiều lần bình thường. Thiên tài đầu tư Warren Buffett đã chuyển gần hết cổ phiếu của mình thành tiền mặt lên tới 130 tỷ từ năm 2019. Nếu suy thoái 2020-2021 sảy ra, ông sẽ là người thu lợi nhiều nhất.

Nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế

Một nền kinh tế khỏe mạnh sẽ có rất nhiều tiền được chảy qua hệ thống đó.

Ngân hàng trung ương các nước hạ lãi suất cho vay, kích thích cho vay và tiền hay bơm tiền vào nền kinh tế.

Chủ sở hữu của các công ty đưa tiền vào hệ thống kinh doanh của họ và thuê rất nhiều nhân công tạo ra nhiều công ăn việc làm.

Người tiêu dùng tiêu sài nhiều tiền cho các sản phẩm dịch vụ.

Nhưng khi dòng tiền bị chăn lại, hoặc có ít tiền hơn trong thị trường, sẽ dẫn đến suy thoái.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến dòng tiền bị chặn hoặc chậm lại.

Ngân hàng trung ương tiến hành chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách nâng lãi suất cho vay, điều này khiến tiền không còn được vay dễ dàng nữa. Và với lãi suất gửi cao, khiến người dân đưa tiền khỏi hệ thống vào ngân hàng để gửi tiết kiệm. Cả hai điều này khiến dòng tiền ít đi, do khuyến khích tiết kiệm, ít vay mượn sẽ khiến chi tiêu sụt giảm.

Niềm tin của người dân (tiêu dùng hay nhà đầu tư) cũng là một nguyên nhân, người dân nhận thấy hoặc lo lắng về nền kinh tế cũng sẽ dẫn đến việc giữ tiền lại thay vì tiêu sài hay đầu tư. Đây cũng là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán hay bất động sản lao dốc, do không có thêm tiền được bơm vào và do mất niềm tin vào thị trường.

Lạm phát cũng được coi là nguyên nhân lớn nhất, nó khiến giá cả hàng hóa dịch vụ tăng cao, nó cũng sẽ khuyến khích tiết kiệm và ít tiêu sài.

Khi nền kinh tế đi xuống tại một quốc gia nó sẽ lan đến biên giới và tạo ra hiệu ứng Domino.

Ví dụ vào năm 1997, khủng hoảng tài chính tại khu vực Đông Á, và tại các nước Đông Nam Á bắt nguồn từ Thái Lan khi giá trị đồng Thái Bath bị sụp đổ, kéo theo sự mất niềm tin của các nhà đầu tư tại Thái Lan và bắt đầu lây lan ra khu vực, khách du lịch tại Thái Lan bị giới hạn khả năng đem theo tiền mặt ra khỏi đất nước. Tiền tệ tại các quốc gia khác như đồng Ringgit của Malaysia và Rupiah Indonesia cũng bắt đầu bị mất giá trị. Điều này làm các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu nghi ngại và lưỡng lự khi đầu tư vào các nước đang phát triển.

Gần đây, Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đã ảnh hưởng lên nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hai siêu cường quốc này sản xuất và buôn bán khoảng 40% sản lượng đầu ra của toàn cầu. Nhiều chuyên gia lo ngại sự căng thẳng leo thang sẽ dẫn tới một cuộc suy thoái toàn cầu tiếp theo.

Hãy lấy Đức làm ví dụ, Đức là một quốc gia lớn dựa vào xuất khẩu, Đức kiếm được rất nhiều tiền nhờ việc sản xuất máy móc, trang thiết bị và bán sang các nước khác như Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc lo ngại chiến tranh thương mại làm nhu cầu từ Mỹ giảm nên sẽ làm giảm các đơn hàng từ Đức. Khi Đức là một nền kinh tế lớn nhất nhì khu vực Châu Âu lâm vào tình thế khó khăn sẽ kéo theo sự suy thoái của toàn bộ khu vực.

Làm thế nào bạn có thể chuẩn bị cho một cuộc suy thoái?

Nếu biết nó đang trên đường đến, tại sao không đảm bảo bạn chuẩn bị cho một cuộc suy thoái? Bạn càng đảm bảo an toàn cho ngôi nhà tài chính của mình trước, bạn càng có thể vượt qua cơn bão. Dưới đây là một số bước cần thực hiện:

- Cắt giảm chi phí. Xem qua các hóa đơn hàng tháng của bạn và tìm ra những gì bạn có thể làm mà không cần và những gì bạn có thể cắt giảm. Bây giờ là lúc để đặt một ngân sách chặt chẽ hơn.

- Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ tiền tiết kiệm để trả các hóa đơn trị gía ba đến sáu tháng trong trường hợp bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc suy thoái tiếp theo (bao gồm mất việc làm hoặc bệnh tật). Nếu bạn không có ba đến sáu tháng tiền tiết kiệm, hãy tìm một nguồn thu nhập mới để tăng số tiền tiết kiệm của bạn.

Không ngừng đầu tư

Cách để kiếm tiền với tiền điện tử và cổ phiếu là mua và nắm giữ chúng, qua những thời điểm tốt và xấu. Cổ phiếu có giá trị nhất như là một phần của chiến lược đầu tư dài hạn.

Khi thị trường chứng khoán bắt đầu giảm, mọi người có xu hướng hoảng loạn và đầu tư có thể phản trực giác. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu cách đầu tư và tiếp tục đầu tư khi có một cuộc suy thoái tiềm năng đang diễn ra, bất kể người khác đang làm gì. Hãy tham lam khi người khác sợ hãi. Mua coin và cổ phiếu trong khi giá bị giảm có nghĩa là đồng tiền của bạn sẽ mua nhiều hơn. Một khi suy thoái đã qua, danh mục đầu tư của bạn lớn mạnh không tưởng.

Suy thoái đến rồi đi. Cách chắc chắn nhất để sống sót mạnh là biết những gì mong đợi và sẵn sàng cho nó. Đừng bao giờ chắp tay cúng là nó sẽ không ảnh hưởng tới mình. Cơn sóng thần đã quét thì không chừa bất kì vật cản nào cả, chúng ta chỉ còn cách tìm vị trí núp tốt nhất mà thôi.

Hiện tại thế giới đang trong giai đoạn của cuối chu kỳ tăng trưởng kinh tế, khi nhiều dữ liệu cho thấy một tương lai không chắc chắn, mong manh, dễ đổ vỡ đối với nền kinh tế.

Không sớm thì muộn, với các sự kiện thiên nga đen liên tiếp nối đuôi nhau như đại dịch virus corona, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, Hàn -Nhật, chiến tranh dầu lửa Nga – OPEC. Nhật Bản đã có báo cáo Quý 4/2019 tăng trưởng âm, nếu quý 1/2020 này tiếp tục tăng trưởng âm (khả năng cao do Nhật bị ảnh hưởng virus corona rất lớn) thì nước này chính thức xác nhận suy thoái kinh tế. Đây là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới nên tác động thiệt hại là không hề nhỏ.

Năm 2020 và 2021 sẽ là năm “kinh tế buồn”.

P.V (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương