Tại sao người giàu ngày càng giàu hơn ngay cả trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu?

Trong thời kì đại dịch, cứ sau 30 giờ, thế giới lại sinh ra một tỷ phú mới, đồng thời đẩy một triệu người vào cảnh nghèo đói. Đây là lý do tại sao?

Cái chết và sự tàn phá không phải là hai thứ mà COVID-19 tạo ra và sẽ được ghi nhớ. Bởi, đại dịch cũng đã làm gia tăng đáng kể sự bất bình đẳng trên toàn cầu trong ba năm qua.

Theo Bloomberg Billionaires Index, 131 tỷ phú đã tăng hơn gấp đôi giá trị tài sản ròng trong đại dịch.

Người giàu nhất thế giới, giám đốc Louis Vuitton, Bernard Arnault, có tài sản trị giá 159 tỷ USD vào ngày 27/12/2022, tăng khoảng 60 tỷ USD so với đầu năm 2020.

Tại sao người giàu ngày càng giàu hơn ngay cả trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu? - Ảnh 1.

Ảnh: Nataliia Shulga/Al Jazeera.

Elon Musk, người giàu thứ hai hành tinh, có khối tài sản trị giá 139 tỷ USD - ít hơn hơn 50 tỷ USD trước đại dịch. Và Gautam Adani của Ấn Độ, người đứng thứ ba, đã chứng kiến tài sản của mình tăng hơn 10 lần trong giai đoạn này, từ khoảng 10 tỷ USD vào đầu năm 2020 lên 110 tỷ USD vào cuối năm 2022.

Đồng thời, gần 97 triệu người - nhiều hơn dân số của bất kỳ quốc gia châu Âu nào - chỉ trong năm 2020 đã bị đẩy vào tình trạng nghèo cùng cực, với thu nhập dưới 1,9 USD một ngày (chuẩn nghèo do Ngân hàng thế giới xác định).

Tỷ lệ nghèo đói toàn cầu được ước tính sẽ tăng từ 7,8% lên 9,1% vào cuối năm 2021. Hiện nay, lạm phát tăng vọt đang ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền lương thực tế, ăn vào thu nhập khả dụng của người dân trên khắp thế giới.

Để kiềm chế giá cả tăng cao, các ngân hàng trung ương đang giảm dòng tiền chảy vào nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất và rút thanh khoản dư thừa. Nhưng điều đó, một lần nữa ảnh hưởng đến người lao động, với các công ty - từ các hãng công nghệ như Amazon, Twitter và Meta cho đến các ngân hàng như Goldman Sachs - thông báo sa thải nhân viên vào cuối năm 2022.

Vậy các nhà kinh tế đã nói gì về do tại sao người giàu tiếp tục giàu hơn ngay cả trong khủng hoảng và liệu điều đó có phải là không thể tránh khỏi mỗi khi nền kinh tế bước vào một đợt suy thoái hay không.

Câu trả lời ngắn gọn: do nhiều quốc gia áp dụng các chính sách như giảm thuế và khuyến khích về chuyển tài chính cho các doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng như đại dịch.

Các ngân hàng trung ương bơm tiền vào nền kinh tế để cho vay và chi tiêu dễ dàng hơn. Điều này giúp những người giàu có tăng tiền của họ thông qua các khoản đầu tư vào thị trường tài chính. Nhưng sự gia tăng bất bình đẳng là không thể tránh khỏi.

Thị trường chứng khoán bùng nổ

Khi đại dịch bắt đầu, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã hành động để bảo vệ các thị trường tài chính bị ảnh hưởng nặng nề khi các chính phủ bắt đầu áp đặt các hạn chế.

Tại sao người giàu ngày càng giàu hơn ngay cả trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu? - Ảnh 2.

Trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, các chính phủ thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy thị trường tài chính, như Sở giao dịch chứng khoán New York được thấy ở đây, để giúp những người giàu có với các khoản đầu tư lớn nhân lên tài sản của họ. Ảnh: Richard Drew/AP

Để cứu nền kinh tế khỏi sụp đổ, các ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất, do đó làm giảm chi phí đi vay và tăng nguồn cung tiền. Họ cũng bơm hàng nghìn tỷ USD vào thị trường tài chính với mục đích khuyến khích các công ty đầu tư vào nền kinh tế. Thực tế, các ngân hàng trung ương lớn đã bơm hơn 11 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu kể từ năm 2020.

Những biện pháp can thiệp này đã gây ra sự bùng nổ về giá trị của cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác - nhưng sự gia tăng giá tài sản không đi kèm với sự gia tăng sản xuất kinh tế.

Francisco Ferreira, Giám đốc Viện Bất bình đẳng Quốc - Trường Kinh tế Luân Đôn (LSE) cho biết: "Thay vì dẫn đến tăng sản lượng kinh tế, một lượng lớn tiền đột ngột đổ vào hệ thống tài chính đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể về giá tài sản, bao gồm cả cổ phiếu và nó mang lại lợi ích cho người giàu".

Một năm sau đại dịch, thị trường vốn đã tăng 14 nghìn tỷ USD, với 25 công ty – chủ yếu thuộc phân khúc công nghệ, xe điện và chất bán dẫn – chiếm 40% tổng mức tăng, theo phân tích về hiệu suất cổ phiếu của 5.000 công ty của công ty tư vấn McKinsey.

"Kết quả là thời kỳ đại dịch này đã chứng kiến sự gia tăng lớn nhất về tài sản của tỷ phú", Giám đốc Tư pháp Kinh tế của Oxfam America Nabil Ahmed nói. "Và chúng tôi vẫn đang xem xét mức độ gia tăng phi thường đó".

Theo báo cáo "Lợi nhuận từ Nỗi đau" của Oxfam được công bố vào tháng 5 năm nay, các tỷ phú đã thấy vận may của họ tăng lên nhiều. Cứ sau 30 giờ, trong khi COVID-19 và giá lương thực tăng cao đang đẩy thêm gần một triệu người vào cảnh cùng cực đói nghèo, nền kinh tế toàn cầu cũng đang sản sinh ra một tỷ phú mới.

Bất bình đẳng thu nhập có trước đại dịch?

Chắc chắn là sự bất bình đẳng về thu nhập và của cải đã gia tăng kể từ những năm 1980 khi các chính phủ trên khắp thế giới bắt đầu bãi bỏ quy định và tự do hóa nền kinh tế để cho phép khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn vào thị trường.

Tại sao người giàu ngày càng giàu hơn ngay cả trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu? - Ảnh 3.

Tỷ phú người Ấn Độ Gautam Adani (ở giữa), hiện là người giàu thứ ba thế giới và tài sản của ông đã nhân lên hơn 10 lần kể từ khi bắt đầu đại dịch. Ảnh: Rajesh Kumar Singh/AP

Bất bình đẳng thu nhập đề cập đến khoảng cách trong thu nhập khả dụng của người giàu và người nghèo trong khi bất bình đẳng của cải lại liên quan đến việc phân phối tài sản tài chính và tài sản thực, chẳng hạn như cổ phiếu hoặc nhà ở, giữa hai nhóm.

Thời kỳ hậu tự do hóa cũng làm giảm khả năng thương lượng của người lao động với giới chủ. Đồng thời, các công ty ngày càng bắt đầu chuyển sang thị trường tài chính để vay tiền cho các khoản đầu tư của họ, Yannis Dafermos, giảng viên cao cấp về kinh tế tại Đại học SOAS ở London, nói.

"Chính việc tài chính hóa nền kinh tế nói riêng đã tạo ra nhiều thu nhập cho người giàu, những người đầu tư vào tài sản tài chính. Và bất cứ khi nào một cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, phản ứng của các ngân hàng trung ương là cứu thị trường tài chính khỏi sự sụp đổ vì nó có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế thực. Điều này giúp thị trường chứng khoán và trái phiếu phát triển mạnh, tạo ra nhiều của cải", Dafermos nói.

Đây là những gì các ngân hàng trung ương lớn đã làm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, bơm thanh khoản vào thị trường thông qua nhiều công cụ khác nhau và hạ lãi suất để khuyến khích các công ty vay và đầu tư.

Jayati Ghosh, Giáo sư kinh tế tại Đại học Massachusetts Amherst, nói: "Chính sách nới lỏng tiền tệ bắt đầu sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn đến lãi suất thực sự thấp đến mức âm và thanh khoản lớn trong hệ thống tài chính. Vì vậy, trong 15 năm qua, các tập đoàn đã chọn tái đầu tư tiền vào việc mua nhiều tài sản tài chính hơn để theo đuổi lợi nhuận cao hơn".

Đại dịch đã đẩy nhanh các cấu trúc bất bình đẳng đó - có thể là tự do hóa thị trường lao động, gia tăng quyền lực độc quyền hoặc xói mòn thuế công - Ahmed của Oxfam cho biết. Một ví dụ là 143 trong số 161 quốc gia được Oxfam phân tích đã đóng băng thuế suất đối với người giàu trong thời kỳ đại dịch và 11 quốc gia đã giảm thuế.

Lạm phát tấn công các quốc gia có thu nhập thấp

Khi các quốc gia bắt đầu nới lỏng các hạn chế do COVID-19, nhu cầu của người tiêu dùng tăng mạnh cùng với những cú sốc về nguồn cung đã góp phần khiến lạm phát toàn cầu chạm mức kỷ lục.

Tại sao người giàu ngày càng giàu hơn ngay cả trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu? - Ảnh 4.

Gã khổng lồ công nghệ Meta đã thông báo vào tháng 11 rằng họ sẽ sa thải 11.000 nhân viên, tương đương 13% lực lượng lao động. Đây là một trong nhiều công ty lớn cắt giảm việc làm trong những tuần gần đây. Ảnh: Godofredo A Vásquez/AP

Điều đó đã buộc các ngân hàng trung ương phải kết thúc chính sách cho phép tiếp cận tiền dễ dàng. Họ cũng đã thông báo tăng mạnh lãi suất. Mục đích của họ bây giờ là giảm nhu cầu để giá cả giảm xuống và, ở các nền kinh tế tiên tiến như Hoa Kỳ, việc tăng thuế cũng để hạ nhiệt thị trường việc làm.

Để bảo toàn thu nhập sau sự thay đổi chính sách này, các công ty lớn hiện đã bắt đầu tuyên bố cắt giảm việc làm, ngay cả khi lạm phát khiến người nghèo có mức tiết kiệm thấp.

Dafermos cho biết: "Ngay cả khi lạm phát gia tăng, tỷ suất lợi nhuận của các công ty vẫn không giảm. Ông nói, các công ty lớn đang giữ lại lợi nhuận để chia cổ tức cho cổ đông của họ thay vì tăng thu nhập bằng đầu tư, ngay cả khi các công ty nhỏ hơn cũng bị ảnh hưởng do thiếu đầu tư từ các công ty lớn hơn.

Lãi suất tăng đã làm tăng chi phí đi vay, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu nhiều hơn của các nước đang phát triển và thu nhập thấp cho các chương trình phúc lợi vì họ có mức nợ công và nợ tư nhân cao.

"Do cách thức hoạt động của hệ thống tài chính toàn cầu, sẽ có rất nhiều áp lực buộc các nước đang phát triển phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng", Dafermos nói. "Điều đó có thể tạo ra nhiều bất bình đẳng hơn và đối với tôi, điều này có lẽ quan trọng hơn vì nó hạn chế khả năng cung cấp bảo trợ xã hội cho người nghèo ở các nước đang phát triển".

Theo Oxfam, các quốc gia có thu nhập thấp đã chi khoảng 27% ngân sách của họ để trả nợ – gấp đôi số tiền chi cho giáo dục và gấp bốn lần cho y tế.

Bất bình đẳng liên quan đến chính trị

Sau Thế chiến II, các quốc gia bắt đầu áp dụng các chính sách thuế lũy tiến và thực hiện các bước để giải quyết sự độc quyền, Ahmed nói. Tuy nhiên, trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đảo ngược cách tiếp cận đó trong đại dịch, thì một số quốc gia lại đi ngược xu hướng. Chẳng hạn như Costa Rica đã tăng mức thuế cao nhất lên 10% và New Zealand lên 6% để phân phối lại của cải cho người nghèo hơn.

Tại sao người giàu ngày càng giàu hơn ngay cả trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu? - Ảnh 5.

Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ôm cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev tại Sở giao dịch chứng khoán New York vào ngày 14/5/1992, nằm trong số hàng loạt các nhà lãnh đạo đã bãi bỏ các nền kinh tế trong những năm 1980. Ảnh: Richard Drew/AP

"Có những ví dụ về các quốc gia đang làm đúng. Và nó nhắc nhở chúng ta rằng bất bình đẳng là không thể tránh khỏi. Đó là một chính sách và một sự lựa chọn chính trị", Ahmed nói.

Mặt khác, nếu không được giải quyết, nếu quyền lực được trao quyền cho người giàu thì họ sẽ đưa ra các chính sách có lợi cho họ, điều này có thể làm sâu sắc thêm sự phân chia thu nhập và sự bất bình đẳng đó không phụ thuộc vào bản chất của sự suy thoái theo chu kỳ của các nền kinh tế. Ferreira tại Trường Kinh tế London cho biết: "Của cải cao hơn có xu hướng gắn liền với việc giới thượng lưu nắm quyền kiểm soát chính phủ và các tổ chức nhà nước".

Ông nói, điều này có thể có các hình thức khác nhau trong các bối cảnh dân chủ và các thể chế chính trị khác nhau. Nhưng kết quả là như nhau.

Ông nói: "Khả năng thương lượng về các chính sách của người giàu tăng lên nhờ nhiều công cụ khác nhau mà họ sử dụng, chẳng hạn như vận động hành lang. Các chính sách cuối cùng mang lại lợi ích cho những người giàu có và điều đó lại tạo ra một chu kỳ. Nhưng, lần này, đó là một chu kỳ chính trị".

(Nguồn: Al Jazeera)

N.MINH

Đọc nhiều nhất