Tăng cường hợp tác và nâng cao khả năng thực thi trong công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng được coi là một công cụ toàn diện thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế và bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh.

Hiên nay, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế. Thông qua thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội cũng như người tiêu dùng. Bằng cách tạo ra các sản phẩm sáng tạo, các loại hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt hơn đảm bảo đóng góp làm gia tăng tri thức cho xã hội cũng như hỗ trợ phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng có nhiều khó khăn, thách thức, hạn chế. Đầu tiên là sự hợp nhất của các công nghệ sẽ khó nhận biết được các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học cùng với sự phát triển của internet vạn vật trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Sự bùng nổ của hoạt động thương mại giải trí có thể làm phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình thực thi quyền SHTT.

Sự bùng nổ của hoạt động thương mại giải trí có thể làm phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình thực thi quyền SHTT.
Sự bùng nổ của hoạt động thương mại giải trí có thể làm phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình thực thi quyền SHTT.

Khi việc mua bán thương mại trên nền tảng kỹ thuật số, con người dần có thói quen tiêu dùng qua hình ảnh thông tin, tác phẩm được sáng tạo, sao chép, phát hành tới công chúng một cách dễ dàng và nhanh chóng. 

Trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam - EU (EVFTA) mà Việt Nam tham gia ký kết, SHTT được nhấn mạnh là vấn đề quan trọng. Các cam kết SHTT nói chung và thực thi quyền SHTT nói riêng trong CPTPP và EVFTA ở mức độ cao, toàn diện, phạm vi các vấn đề điều chỉnh đa dạng hơn và nâng cao mức bảo hộ quyền SHTT so với chuẩn mực quốc tế được thiết lập trước đó. Bên cạnh cơ hội, điều này cũng đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam.

Một số vấn đề có thể gây ra nhiều khó khăn, thách thức như hành lang pháp lý, trong đó có quy định cụ thể cho lực lượng làm công tác thực thi quyền SHTT chưa hoàn thiện; việc sử dụng biện pháp nào để giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT; hệ thống các cơ quan có chức năng thực thi quyền SHTT còn phức tạp làm ảnh hiện vụ việc thực thi quyền SHTT.

Ngoài ra, năng giải quyết các vụ việc về SHTT của cán bộ làm công tác thực thi quyền còn hạn chế. Ý thức về tôn trọng quyền và thực thi quyền SHTT chưa cao. 

Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ quyền SHTT nói chung và thực thi quyền SHTT nói riêng đối với phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chủ trương, chính sách về tăng cường bảo hộ và thực thi quyền SHTT.

Ý thức về tôn trọng quyền và thực thi quyền SHTT chưa cao. 
Ý thức về tôn trọng quyền và thực thi quyền SHTT chưa cao. 

Cụ thể, trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định: một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ là phải “hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về bảo hộ SHTT và giải quyết các tranh chấp dân sự, khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước”. Cụ thể hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực SHTT, ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược SHTT đến năm 2030 với mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền SHTT. 

Ngày 16/6/2022, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT giúp thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện thể chế SHTT. Đồng thời khắc phục một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành. 

Ngày nay, vấn đề SHTT được coi là công cụ toàn diện thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế và bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hướng tới tăng cường quyền SHTT, thiết lập những chuẩn mực quốc tế mới, cao hơn các chuẩn mực quốc tế hiện nay. Các nước phát triển nỗ lực đưa ra nguyên tắc đàm phán bảo hộ mạnh mẽ hơn tại Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) hoặc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 

Ở Việt Nam, việc bảo hộ quyền SHTT phải duy trì một sự cân bằng thỏa đáng về lợi ích các chủ thể quyền SHTT và lợi ích công cộng, đồng thời hỗ trợ sự thúc đẩy tiến bộ KT-XH và sự thịnh vượng chung của toàn xã hội. 

Việc bảo hộ quyền SHTT phải duy trì một sự cân bằng thỏa đáng về lợi ích các chủ thể quyền SHTT và lợi ích công cộng
Việc bảo hộ quyền SHTT phải duy trì một sự cân bằng thỏa đáng về lợi ích các chủ thể quyền SHTT và lợi ích công cộng

Việc coi trọng việc thực thi các cam kết quốc tế về SHTT, đặc biệt là trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), FTA thế hệ mới như Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là cần thiết.

Đây được coi là cơ sở tạo môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, CGCN, giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được công nghệ tân tiến; hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT, hoàn thiện các cơ quan xác lập quyền, cơ quan xử lý vi phạm pháp luật về SHTT; minh bạch hóa các quy định pháp luật, thủ tục và quyết định hành chính liên quan đến bảo hộ và xử lý vi phạm pháp luật về SHTT. Đồng thời, tận dụng tối đa những khoảng trống hay những cơ hội mà các điều ước quốc tế, hiệp định song phương và đa phương dành cho Việt Nam, nhằm sử dụng SHTT như là một công cụ để phát triển kinh tế và xã hội.

Bài viết nằm trong dự án “Nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030" do Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Khởi nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam chủ trì.

---

"Bài viết nằm trong dự án “Nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030" do Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Khởi nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam chủ trì"

Thanh Mai

Bé trai 2 tuổi nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, phải cắt cụt chi vì nghịch cá ở chợ

Bé trai 2 tuổi nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, phải cắt cụt chi vì nghịch cá ở chợ

Mới đây, một bé trai 2 tuổi tiếp xúc với cá ở chợ tươi sống đã bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người Vibrio vulnificus và phải cắt cụt bàn chân phải.