Thảm họa nhân đạo có thể xảy ra khi Taliban cấm phụ nữ làm việc cho NGO

Đầu tuần này, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Afghanistan đang bước vào một "thảm họa nhân đạo". Bà nói, thật tàn bạo khi chứng kiến cảnh Taliban cắt đứt hàng triệu người Afghanistan khỏi viện trợ.

Những bình luận của bà Baerbock được đưa ra sau khi Taliban vào tháng 12 cấm phụ nữ làm việc cho các cơ quan viện trợ trong nước. Các quy tắc mới áp dụng cho Afghanistan cũng như các tổ chức nước ngoài.

Các nhà lãnh đạo Taliban biện minh cho quyết định của mình bằng cách nói rằng một số nhân viên cứu trợ đã phớt lờ quy định về trang phục Hồi giáo. Bất kỳ tổ chức nào tiếp tục tuyển dụng phụ nữ sẽ bị tước giấy phép hoạt động. Bà Baerbock cho biết lệnh cấm này sẽ khiến việc chuyển hàng viện trợ của Đức đến Afghanishtan khó khăn hơn và kêu gọi Taliban cho phép phụ nữ trở lại nơi làm việc cũng như cho phép các bé gái đến trường.

Theo một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc, Taliban đã loại bỏ hơn 250 thẩm phán nữ và hàng trăm nữ luật sư và công tố viên kể từ khi trở lại nắm quyền vào năm 2021. Các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo về "sự sụp đổ của pháp quyền" ở Afghanistan, đồng thời cho biết thêm rằng các vị trí tư pháp hiện đang được lấp đầy chủ yếu bởi các thành viên Taliban thiếu kiến thức.

Thảm họa nhân đạo có thể xảy ra khi Taliban cấm phụ nữ làm việc cho NGO   - Ảnh 1.

Gần 50 phụ nữ làm việc cho doanh nghiệp thực phẩm Hariva.

Nữ doanh nhân Latifah Akbari nói với DW: "Tôi luôn lo sợ cả ngày lẫn đêm rằng công ty của chúng tôi sẽ bị đóng cửa". Nữ doanh nhân này có một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nhỏ tên là Hariva, có trụ sở tại tỉnh Herat của Afghanistan. Cơ sở này bán bột cà tím, mứt cam, dưa chuột muối, rau khô và nhiều thứ khác. "Hiện cơ sở có 48 phụ nữ đang làm việc y, kiếm sống bằng công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian".

Fariba là một trong số đó. Cô làm việc bán thời gian và rất vui khi có một nguồn thu nhập. Cô là một nhà tạo mẫu tóc cho đến khi Taliban tiếp quản, sau đó bị mất việc. Fariba nói với DW: "Tôi thật may mắn vì đã tìm ra cách kiếm tiền, mặc dù số tiền đó không nhiều. Tôi giúp sản xuất mứt cam, bột cà chua và thu nhập giúp hỗ trợ gia đình tôi".

Khoảng 300 phụ nữ Afghanistan làm việc trong nhiều doanh nghiệp nhỏ trên khắp tỉnh Herat. "Sau khi phụ nữ bị cấm vào các trường đại học Afghanistan, một số sinh viên này đã cố gắng tìm việc làm tại các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo ở Herat", Behnaz Salghoqi, thuộc Phòng Công nghiệp và Thương mại dành cho Phụ nữ của Herat, nói với DW. Những doanh nghiệp như vậy có xu hướng chỉ tuyển dụng phụ nữ, nghĩa là họ không tương tác với những người đàn ông khác.

Phòng Công nghiệp và Thương mại dành cho Phụ nữ được thành lập vào năm 2014 để hỗ trợ các doanh nhân nữ ở cấp quốc gia và quốc tế và vẫn hoạt động cho đến ngày nay. Mục tiêu của nó là hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo và bằng cách giúp đỡ họ, làm cho nền kinh tế của đất nước bớt phụ thuộc vào viện trợ bên ngoài. Tuy nhiên, việc tiếp quản của Taliban đã gây thiệt hại lớn cho những nỗ lực của họ.

Thảm họa nhân đạo có thể xảy ra khi Taliban cấm phụ nữ làm việc cho NGO   - Ảnh 2.

Afghanistan đã trải qua thời tiết cực lạnh kể từ giữa tháng 1.

Các doanh nhân như Akbari đang lo lắng việc kinh doanh của họ cũng có thể bị đóng cửa. "Chúng tôi sẽ làm gì nếu họ cũng cấm chúng tôi làm việc?", cô tự hỏi. Hiện nay, một nửa trong số 38 triệu dân của đất nước phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và 3 triệu trẻ em đang bị đe dọa bởi tình trạng suy dinh dưỡng.

Các vấn đề thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn bởi mùa Đông khắc nghiệt của Afghanistan. Nhiệt độ thấp tới âm 33 độ C (âm 27 độ F) được ghi nhận ở tỉnh Ghor miền trung. Các khu vực ở miền Trung và miền Bắc Afghanistan đã chứng kiến giao thông đường bộ bị đình trệ do tuyết rơi dày, như các bài đăng trên mạng xã hội cho thấy.

Bộ quản lý thảm họa của Afghanistan cho biết tuần trước, ít nhất 70 người đã thiệt mạng do đợt giá lạnh khắc nghiệt này. Khoảng 70.000 gia súc - nguồn lương thực và thu nhập quan trọng - cũng đã chết. "Mùa Đông năm nay lạnh nhất trong những năm gần đây", người đứng đầu văn phòng khí tượng Afghanistan, Mohammed Nasim Muradi, nói với AFP.

Cơ quan cứu trợ Caritas và những tổ chức khác muốn giúp đỡ những người gặp khó khăn. "Nhiệm vụ của chúng tôi là hỗ trợ những người gặp khó khăn", người đứng đầu Caritas Oliver Müller nói với các hãng tin trực thuộc nhà thờ Đức.

"Nhưng chúng tôi không thể tiếp tục làm việc trong những điều kiện này ở Afghanistan. Nhiều cơ quan viện trợ đã đình chỉ toàn bộ hoặc một phần công việc của mình ở nước này kể từ khi lệnh cấm lao động nữ có hiệu lực".

Lệnh cấm này khiến các cơ quan viện trợ không thể trực tiếp giúp đỡ phụ nữ Aghanistan vì họ không được phép nói chuyện với đàn ông bên ngoài gia đình mình, Müller nói thêm với các cơ quan báo chí.

Hiện tại, tổ chức của ông chỉ giới hạn trong việc phân phát thực phẩm quyên góp cho các hội đồng địa phương do nam giới đứng đầu. Müller nói rằng điều này là "không thể chấp nhận được, vì chúng tôi không thể đảm bảo viện trợ này đi đến nơi nó được dự định. Ông kêu gọi các chính trị gia gia tăng áp lực buộc Taliban phải thay đổi quyết định.

(DW)

HẢI MINH