Một phụ nữ ở Argentina vừa trở thành người thứ hai trên thế giới được ghi nhận sở hữu hệ miễn dịch có thể giúp tự khỏi HIV. Người này được gọi là “Bệnh nhân Esperanza” theo tên của thị trấn ở Argentina, nơi cô sinh sống. Trong ngôn ngữ Tây Ban Nha, “esperanza” có nghĩa là “hy vọng”.
“Tôi đang tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh” - “Bệnh nhân Esperanza” chia sẻ, “Tôi có một gia đình khỏe mạnh. Tôi không phải uống thuốc và sống như chưa có chuyện gì xảy ra. Đây là một đặc ân".
Tác giả của nghiên cứu trên cho biết họ tin rằng phát hiện này sẽ mang tới hy vọng cho khoảng 38 triệu người trên toàn cầu đang sống chung với HIV. Họ đã nghiên cứu ADN của “Bệnh nhân Esperanza” từ năm 2017 để lần dấu vết của virus và kiểm tra nhau thai của bệnh nhân HIV này khi cô sinh con vào tháng 3/2020. Sau khi giải trình tự hàng tỷ tế bào, các nhà khoa học xác nhận người phụ nữ này không còn nhiễm HIV.
“Đây thực sự là điều kỳ diệu của hệ miễn dịch con người”, tiến sĩ Xu Yu, nhà nghiên cứu miễn dịch virus tại Viện Ragon ở Boston cho biết.
Tiến sĩ Xu Yu, đã hợp tác với tiến sĩ Natalia Laufer, nhà khoa học điều trị tại Viện INBIRS ở Buenos Aries, Argentina, dẫn đầu cuộc nghiên cứu toàn diện về bất kỳ virus HIV nào còn tồn tại trong cơ thể “Bệnh nhân Esperanza”.
“Bây giờ chúng ta phải tìm ra cơ chế”, tiến sĩ Steven Deeks, nhà nghiên cứu chữa bệnh HIV nổi tiếng tại Đại học California, San Francisco nói, “điều này đã xảy ra bằng cách nào? Và làm thế nào chúng ta có thể tổng hợp lại phương pháp điều trị đó cho mọi người?”.
Có 4 người từng được công bố chữa khỏi HIV, 2 trong 4 người này, gồm “Bệnh nhân Berlin” và “Bệnh nhân London” được chữa khỏi sau khi cấy ghép tế bào gốc. Theo các nhà khoa học, phương pháp này chứa quá nhiều rủi ro. Trước “Bệnh nhân Esperanza”, các nhà khoa học chỉ xác định một người nhiễm HIV tự khỏi mà không cần can thiệp y tế là "Bệnh nhân San Francisco", được ghi nhận vào năm 2020.
Chi phí sản xuất tăng cao, người trồng tiêu lo ngại không có lãi
Thị trường tiêu hôm nay 16/11 không có nhiều biến động về giá trong khi sức mua giảm tại các địa phương trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Đông Nam bộ.