Thời hạn thanh toán tiền mua năng lượng bằng đồng RUB đã đến, các nước châu Âu vẫn ‘bình chân như vại’

Nhu cầu tiêu thụ mùa đông và cuối năm đã thúc đẩy thị trường tăng mua. Trong khi tồn kho tại các thị trường tiêu thụ lớn cũng không còn nhiều, là nguyên nhân giúp xu hướng giá tăng duy trì trong các tháng cuối năm 2020.

Tuy nhiên, trái người với những gì TT Putin mong đợi, các nhà lãnh đạo Đức và Ý dường như không hề bối rối trước những lời đe dọa đó.

Hôm thứ Năm, ông Putin đã ban hành một sắc lệnh yêu cầu những người mua khí đốt của Nga ở nước ngoài phải thanh toán bằng đồng RUB kể từ thứ Sáu bằng cách mở tài khoản tại các ngân hàng Nga hoặc phải đối mặt với việc hủy hợp đồng giao hàng.

“Hôm nay tôi đã ký một sắc lệnh thiết lập các quy tắc kinh doanh khí đốt tự nhiên của Nga với các quốc gia được gọi là‘ không thân thiện ’. Chúng tôi cung cấp cho các bên đối tác từ các quốc gia như vậy một kế hoạch rõ ràng và minh bạch, để mua khí đốt tự nhiên của Nga, họ phải mở tài khoản bằng đồng RUB trong các ngân hàng của Nga”, ông Putin nói trong một bài phát biểu trên truyền hình, theo một bản dịch từ tiếng Nga.

107040169-1648797332893-gettyima.jpg
Thủ tướng Ý trong buổi họp báo nói về cuộc điện đàm với ông Putin vào hôm 31/3.

“Nếu các khoản thanh toán này không được thực hiện, chúng tôi sẽ coi việc người mua không thực hiện nghĩa vụ của mình với tất cả các hậu quả tiếp theo”, ông nói tiếp.

TT Putin cho biết, các hợp đồng hiện tại sẽ bị dừng nếu các điều khoản này không được đáp ứng từ thứ Sáu.

Đức, nước tiêu thụ khí đốt Nga lớn nhất của châu Âu, cho biết sắc lệnh của Putin là "tống tiền chính trị", trong khi Mỹ cho rằng biện pháp này cho thấy sự "tuyệt vọng" về tài chính của Điện Kremlin.

Thay vì gây hoảng sợ ở Berlin và Rome, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ý Mario Draghi tin rằng sắc lệnh không áp dụng cho họ.

'Quá trình phản ánh bên trong nước Nga'

Một thông báo của chính phủ Đức về cuộc điện đàm giữa Scholz và Putin hôm thứ Tư cho biết, Tổng thống Nga đã thông báo cho Thủ tướng Scholz rằng, việc giao khí đốt sẽ phải được thanh toán bằng đồng RUB kể từ ngày 1 tháng 4.

“Đồng thời, [Putin] nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện rằng, sẽ không có gì thay đổi đối với các đối tác hợp đồng châu Âu”, bản tin cho biết thêm.

Các khoản thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện độc quyền bằng đồng euro như thường lệ cho ngân hàng Gazprombank của Nga, ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt kinh tế và sau đó ngân hàng này sẽ chuyển đổi số tiền này.

Điện Kremlin cho biết việc chuyển đổi tiền tệ là cần thiết do dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga vốn đã bị các nước thành viên EU đóng băng. Thông cáo của Nga cho biết các chuyên gia của Nga và Đức sẽ tiếp tục đàm phán về vấn đề này.

107040171-1648798026762-gettyima.jpg
Gã khổng lồ năng lượng Nga - Gazrom- cho biết vẫn cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Thủ tướng Ý Draghi cũng đã tổ chức một cuộc điện đàm với Putin vào thứ Tư cho biết Ý không mong đợi việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga.

Theo Reuters, Thủ tướng Draghi cho biết các hợp đồng hiện tại sẽ vẫn còn hiệu lực và các công ty châu Âu sẽ tiếp tục thanh toán bằng đồng euro hoặc đô la Mỹ thay vì đồng RUB. Thủ tướng Ý cũng chỉ ra rằng, ông tin rằng TT Putin đã làm dịu các yêu cầu trước đây về việc thanh toán khí đốt bằng đồng RUB.

"Tôi nghĩ rằng đã có một quá trình phản ứng bên trong nước Nga dẫn đến định nghĩa tốt hơn về ý nghĩa của việc thanh toán bằng đồng RUB, như Tổng thống Putin đã xác định ngày hôm qua", Thủ tướng Draghi cho biết hôm thứ Năm, Reuters đưa tin.

“Điều tôi hiểu, nhưng có thể tôi đã nhầm, đó là việc chuyển đổi thanh toán ... là vấn đề nội bộ của Liên bang Nga”, ông nói thêm.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hồi đầu tuần xác nhận rằng Nga sẽ không tìm kiếm thanh toán khí đốt bằng đồng RUB ngay lập tức, thay vào đó việc chuyển đổi có thể là một “quá trình dần dần”.

Sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga

Đức, cùng với G-7, đã phát đi tín hiệu rằng không thể đơn phương sửa đổi các thỏa thuận cung cấp khí đốt và các khách hàng mua khí đốt của Nga ở châu Âu và nói rằng Điện Kremlin không có quyền vẽ lại các hợp đồng dài hạn.

Các nhà phân tích năng lượng tin rằng, khó có khả năng gã khổng lồ khí đốt do nhà nước kiểm soát của Nga – Gazprom- sẽ vi phạm các hợp đồng hiện có bằng cách từ chối cung cấp khí đốt cho những khách hàng từ chối thanh toán bằng đồng RUB trong thời gian ngắn hạn.

im-488373.jpg
Các nước châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn khí đốt Nga.

Sự phụ thuộc của các nước châu Âu vào xuất khẩu năng lượng của Nga đã trở thành tâm điểm chú ý kể từ khi Điện Kremlin tấn công Ukraina vào ngày 24/2, đặc biệt, là khi các nước nhập khẩu năng lượng Nga tiếp tục tăng cường nhận dầu và khí đốt của nước này hàng ngày.

Phân tích từ nhóm chiến dịch Giao thông và Môi trường cho thấy, sức mạnh quân sự của Nga đang được củng cố bởi 285 triệu USD tiền dầu được các nước châu Âu cung cấp mỗi ngày.

Trên thực tế, doanh thu từ dầu và khí đốt của Nga được coi là chiếm khoảng 43% ngân sách liên bang của Điện Kremlin từ năm 2011 đến năm 2020, điều này cho thấy nhiên liệu hóa thạch đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với chính phủ Nga.

Liên minh châu Âu nhận được khoảng 40% lượng khí đốt của mình thông qua các đường ống của Nga và một số trong số đó chạy qua Ukraina.

THÁI BÌNH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương