Thủ tướng đồng ý khôi phục hoạt động vận chuyển hàng không Việt Nam - Trung Quốc

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, chiều 10/7, Thủ tướng đã đồng ý khôi phục hoạt động vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tần suất, điều kiện vận chuyển hành khách giữa hai nước sẽ do nhà chức trách hàng không Việt Nam và Trung Quốc thống nhất.

Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao cũng Bộ GTVT, các cơ quan liên quan làm việc với các nước về chuyến bay cứu hộ, mở các chuyến bay thương mại giữa Việt Nam và các nước, đón công dân Việt Nam tại các điểm trung chuyển của các chuyến bay quốc tế như: Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Đài Loan, Quảng Châu (Trung Quốc), Viêng Chăn (Lào), Phnompenh (Campuchia).

Thủ tướng đồng ý khôi phục hoạt động vận chuyển hàng không Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Ngoại giao thông tin cho công dân Việt Nam ở nước ngoài các điểm trung chuyển đón công dân về nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại học, nhất là các trường có liên kết đào tạo với nước ngoài, chất lượng cao để có phương án tiếp nhận học sinh, sinh viên và học tại Việt Nam khi có nhu cầu; thực hiện việc đón học sinh, sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam, ưu tiên từ Lào, Campuchia.

Bộ Lao động - Thượng binh và Xã hội khẩn trương chỉ đạo, đưa nhanh công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và nhu cầu của các quốc gia, đặc biệt là những nơi phòng chống dịch tốt. 

Các địa phương cần tập trung chỉ đạo kích cầu du lịch, thương mại; tiếp tục mở rộng, củng cố việc làm việc, học tập, khám chữa bệnh... trực tuyến.

Thủ tướng nhận định tình hình dịch bệnh vẫn đang hết sức phức tạp, vì vậy các cơ quan ý tế, quân đội, công ty... cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, không lơ là, chủ quan, nghiêm túc thực hiện các biện pháp đã để ra; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập cảnh trên các tuyên biên giới, cửa khẩu, nhất là tại các tuyến đường mòn, lối mở, ngăn chặn các trường hợp nhập cảnh không đúng quy định...

Hiện nhu cầu nhập cảnh Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia và lưu học sinh nước ngoài... đang tăng mạnh, cho nên quan điểm của Chính phủ là tạo điều kiện theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với điều kiện cách ly. 

Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, chỉ đạo Việt Nam Airlines khẩn trương tổ chức đưa số công dân Việt Nam tại Guinea Xích Đạo về nước trong thời gian sớm nhất. Tiếp tục cho phép nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, học sinh và sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam được nhập cảnh Việt Nam. Người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con) của các nhà ngoại giao, nhà đầu tư, chuyên gia cũng là đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam... nhưng phải xét nghiệm nhanh, cách ly phù hợp. 

Thủ tướng giao các bộ phối hợp chặt chẽ, phân công cụ thể tổ chức mở rộng cách ly tập trung (thêm ít nhất 10.000 chỗ). Bộ Quốc phòng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đầu mối quản lý cách ly, kiểm tra, giám sát thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch tại các khu cách ly, kể cả cách ly tại các cơ sở lưu trú, khu cách ly dân sự.

Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng quyết định việc mở tài khoản tiếp nhận kinh phí hỗ trợ thực hiện công tác cách ly tập trung; báo cáo Thủ tướng việc đầu tư cơ sở sản xuất vaccine phòng Covid-19; khẩn trương triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết, không để lây lan rộng.

Thanh Mai

Gạo Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu có giá bình quân hơn 780 USD/tấn

Gạo Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu có giá bình quân hơn 780 USD/tấn

Giá gạo Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu có mức bình quân cao hơn hẳn các thị trường khác. Điều này được cho là lợi thế nhờ Hiệp định thương mại EVFTA.