Thực phẩm đồng loạt tăng giá do nhu cầu mua sắm Tết

Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm 2021, CPI tháng 1 tăng 1,94%; lạm phát cơ bản tháng 1/2022 tăng 0,66%, tăng 0,19% (khu vực thành thị tăng 0,2%; khu vực nông thôn tăng 0,19%) so với tháng trước. 

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 1 nhóm hàng giảm giá; riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giữ giá ổn định.

Giá thực phẩm tháng 1 giảm 0,09% so với tháng trước do Trung Quốc siết chặt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu. Đồ khô và chế biến giảm 6,05% so với tháng trước. Giá quả tươi và chế biến tháng 1 giảm 0,59% so với tháng trước, chủ yếu ở mặt hàng thanh long và dưa hấu.

Thực phẩm đồng loạt tăng giá do nhu cầu mua sắm Tết

Tuy nhiên, hàng tươi sống vẫn tăng. Giá thịt lợn tháng 1 tăng 1,79% so với tháng trước, làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm. Trong tháng, giá thịt lợn hơi dao động từ 53.000-58.000 đồng/kg. Giá thịt quay, giò, chả tháng Một tăng 0,75% so với tháng trước.

Giá trứng các loại tăng 0,91% so với tháng trước; giá thịt gia cầm tươi sống tăng 0,57%, trong đó thịt gà tăng 0,61% và thịt gia cầm khác tăng 0,47%; giá thịt hộp và thịt chế biến khác lần lượt tăng 0,26% và 0,31%; giá dầu mỡ ăn và chất béo khác tăng 1,63% (Dầu thực vật tăng 1,36% và mỡ động vật tăng 2,73%); giá gia vị tăng 0,15%; bơ, sữa phô mai tăng 0,08%; bánh, mứt, kẹo tăng 0,61%; chè, cà phê, cacao tăng 0,51%.

Giá thủy sản tươi sống tăng 0,58% so với tháng trước và thủy sản chế biến tăng 0,54% do hoạt động đánh bắt thủy hải sản bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và mùa vụ nên sản lượng đánh bắt và nuôi trồng không cao, trong khi nhu cầu tiêu dùng chuẩn bị Tết tăng.

Thanh Mai