Trên MXH từng chia sẻ một đoạn video ghi lại cảnh một em bé khoảng 8 tháng tuổi cố gắng tập bò trên tấm thảm đặt trước sân nhà, em bé trông rất đáng yêu, mẹ bé ngồi bên cạnh cũng mỉm cười nhìn con.
Nhưng, cảnh tượng ấm áp này lại bị phá vỡ vì sự xuất hiện của bà nội bé. Bà nội ra ngoài thấy cháu mình đang bò trên đất thì hoảng hốt chạy đến ôm lấy bé, quay đầu nói với con dâu bên cạnh: "Trời thì lạnh, bò tới bò lui như thế đau thằng bé! Mà cái thảm người này giẫm một chân, người kia giẫm một chân, bẩn không chịu được! Đừng có để thằng bé tập bò nữa!".
Ảnh minh họa |
Mẹ bé liền giải thích: "Mẹ ơi, bé đang trong giai đoạn tập bò, việc tập bò sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bé, không chỉ thúc đẩy sự phát triển thể chất mà còn cải thiện sự phát triển nhận thức của bé nữa".
Bà nội cũng lập tức phản bác lại một câu, "Lúc bố của thằng bé còn nhỏ cũng có tập bò đâu, biết đi luôn, lớn lên mới thông minh như thế!".
Nghe vậy, mẹ cậu bé không thể nói thêm gì được.
Nhiều bậc phụ huynh giống như bà nội trong đoạn clip, không thích cho bé tập bò, lo lắng bé bò qua bò lại sẽ làm bẩn quần áo, hơn nữa lo sợ bé va chạm sẽ đau, và họ nghĩ rằng trẻ không cần bò mà trực tiếp đi là biểu hiện của thông minh.
Nhưng thực tế, suy nghĩ này là không đúng, bò có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ, hi vọng các bậc phụ huynh có thể chú trọng đến điều này.
Sự khác biệt giữa "trẻ tập bò trước tập đi sau" và "trẻ chưa tập bò đã tập đi"
Khoảng 6-10 tháng tuổi là thời kỳ vàng để trẻ tập bò, một khi bỏ lỡ sẽ không còn nữa. Giai đoạn này là lúc cơ thể bé phát triển các kỹ năng dần hoàn thiện, cũng là giai đoạn quan trọng để phát triển hành động bò.
"Trẻ tập bò trước tập đi" và "trẻ chưa tập bò đã tập đi" khi lớn lên có sự khác biệt lớn chủ yếu ở 3 phương diện, phụ huynh nhất định không được chủ quan.
1. Phát triển thể chất
Phát triển thể chất bao gồm 3 phương diện, đầu tiên là sức mạnh cơ bắp. Bò là một hoạt động toàn thân, cần sử dụng đến cơ bắp của tay, bụng, chân và các bộ phận khác, "trẻ học bò trước khi học đi" trong quá trình bò sẽ tập luyện được những cơ này, từ đó tăng cường sức mạnh cơ bắp; trong khi đó, "trẻ chưa biết bò đã biết đi" có thể sẽ yếu hơn về mặt phát triển cơ bắp.
Tiếp theo là cảm giác cân bằng. Bò cần trẻ giữ cân bằng cơ thể, điều này giúp tập luyện cảm giác cân bằng cho trẻ. "Trẻ học bò trước khi học đi" do đã có kinh nghiệm bò trước đây, dễ dàng giữ cân bằng hơn; trong khi "trẻ chưa bò đã biết đi" có thể cần nhiều thời gian và luyện tập hơn để thích nghi với cân bằng.
Ảnh minh họa |
Ví dụ trực quan nhất là gì? Đó chính là say xe! Hầu hết mọi người bị say xe khi còn nhỏ đều không có kinh nghiệm bò đầy đủ. Người bò ít, chức năng tiền đình phát triển không hoàn thiện, khả năng cân bằng kém, khi xe chạy sẽ dễ bị say xe.
Cuối cùng là khả năng phối hợp. Bò đòi hỏi sự phối hợp giữa tay và chân, giúp tập luyện khả năng phối hợp cho trẻ. "Trẻ học bò trước khi học đi" khi đi bộ, do trước đó đã có kinh nghiệm bò, dễ dàng phối hợp động tác tay chân hơn; trong khi "trẻ chưa bò đã biết đi" có thể sẽ hạn chế khả năng vận động, như chạy, nhảy múa và vân vân.
2. Phát triển nhận thức
Phát triển nhận thức có thể chia thành hai phần, đầu tiên là nhận thức không gian. Bò giúp trẻ nhận thức và hiểu về không gian, trong quá trình bò, trẻ sẽ dần hiểu về các khái niệm không gian như trên dưới, trước sau.
"Trẻ học bò trước khi học đi" có khả năng vận động và học tập đều sẽ rất xuất sắc, bởi vì, khi bò trẻ học được cách nắm bắt nhịp độ và vị trí không gian, khả năng nhận thức không gian là chìa khóa để đạt điểm cao trong các môn học như toán, hình học, vật lý; trong khi "trẻ chưa bò đã biết đi", khả năng nhận thức không gian yếu hơn, cần phải dành nhiều thời gian và công sức để tập luyện.
Tiếp theo là sự tò mò và mong muốn khám phá. "Trẻ học bò trước khi học đi" trong quá trình bò, sẽ dần phát triển sự tò mò về môi trường xung quanh, để rồi từ đó trẻ chủ động khám phá và phát hiện. Sự khám phá này giúp thỏa mãn sự tò mò của trẻ và hình thành tính cách hoạt bát, sắc sảo ở trẻ, sẽ giúp trẻ có lợi hơn trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu để học tập sau này. Trong khi đó, "trẻ chưa bò đã biết đi" có thể sẽ thiếu đi sự tò mò và khám phá này, sau này trong học tập cũng thiếu động lực và đam mê nghiên cứu hơn.
3. Khả năng xã hội
Khả năng xã hội có thể chia thành hai phần. Đầu tiên là khả năng tương tác. "Trẻ học bò trước khi học đi" trong quá trình bò, sẽ có nhiều tương tác với mọi người và vật thể xung quanh, tương tác này giúp trẻ thiết lập mối quan hệ xã hội và cải thiện khả năng tương tác. Về phần mình, "trẻ chưa bò đã biết đi" có thể sẽ thiếu kinh nghiệm tương tác này, và điều đó không có lợi cho việc cải thiện khả năng xã hội của trẻ, lớn lên trẻ có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp.
Ảnh minh họa |
Tiếp theo là biểu hiện cảm xúc. "Trẻ học bò trước khi học đi" trong quá trình bò, sẽ dần học cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt cảm xúc, biểu hiện cảm xúc này giúp trẻ thiết lập liên kết cảm xúc và cải thiện khả năng biểu đạt cảm xúc. "Trẻ chưa bò đã biết đi" có thể thiếu kinh nghiệm biểu hiện cảm xúc này.
Nhìn chung, "trẻ học bò trước khi học đi" và "trẻ chưa bò đã biết đi", khi lớn lên sẽ có sự khác biệt lớn ở nhiều khía cạnh, những khác biệt này có thể ảnh hưởng đến tương lai phát triển của trẻ, phụ huynh cần chú ý đến tình hình phát triển của con cái, kịp thời áp dụng các biện pháp đúng đắn để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp con trở nên xuất sắc hơn.
Trẻ tập bò cần chú ý đến 4 điểm
Trẻ tập bò là điều tốt, nhưng phụ huynh cũng cần chú ý đến 4 điểm sau.
1. Đảm bảo an toàn
An toàn là quan trọng nhất, chúng ta cần kiểm tra xem khu vực trẻ bò có vật sắc nhọn hay nguy hiểm không, tránh để trẻ bị thương. Đồng thời, cũng cần đảm bảo sàn nhà bằng phẳng, không có vật cản, tránh trẻ vấp ngã hoặc bị thương.
Như một số góc bàn, có thể lắp đặt góc chống va đập; thuốc cần cất giữ trong tủ; gương toàn thân cần cố định, v.v.
2. Hướng dẫn phù hợp
Chúng ta cần hướng dẫn trẻ tập bò một cách phù hợp, bởi không phải mọi trẻ đều thích bò, không nên ép buộc trẻ làm điều gì đó mà chúng không thích. Chúng ta có thể dùng đồ chơi hoặc thức ăn đặt ở xa để thu hút sự chú ý của trẻ, khuyến khích trẻ bò về phía trước.
3. Chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ
Trong khi trẻ bò, chúng ta cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu trẻ cảm thấy mệt mỏi hoặc không thoải mái, cần dừng lại ngay lập tức, cho trẻ nghỉ ngơi thỏa đáng.
Ảnh minh họa |
4. Giữ gìn vệ sinh
Trong và sau khi trẻ bò, cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ, trước khi bò phải đảm bảo sàn nhà sạch sẽ, sau khi bò nhớ rửa tay cho trẻ, tránh trẻ dùng tay bẩn để chạm vào thức ăn.
Kết luận
Dù là bố mẹ hay người già trong gia đình, mọi người đều mong muốn con cái tốt, chỉ là quan điểm nuôi dạy con không giống nhau. Vì vậy, người già nên cập nhật quan niệm, nhận thức được tầm quan trọng của việc bò đối với trẻ, khuyến khích trẻ tập bò. Đồng thời, người trẻ cũng nên kiên nhẫn giao tiếp với người già, để họ hiểu được lợi ích của việc bò, cùng nhau nỗ lực vì sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Sự khác biệt giữa trẻ được tự giữ tiền mừng tuổi và trẻ bị bố mẹ "giữ hộ"
Tiền mừng tuổi là khoản tiền đặc biệt mà những đứa trẻ thường nhận được vào dịp lễ Tết.