Trung Quốc đã 'khắc chế' các công ty tư nhân như thế nào trong năm 2021?

Căn cứ Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với từng loại đất là khác nhau.

Vì mục tiêu “sự thịnh vượng chung”

Sự thắt chặt của Bắc Kinh đối với nền kinh tế của mình diễn ra khi các quan chức nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ưu tiên tăng trưởng “chất lượng cao”, điều mà theo chính quyền Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho người dân nói chung hơn là tối đa hóa tổng sản phẩm quốc nội.

2021-03-11t074802z_691691086_rc2.jpg
Các công ty tư nhân Trung Quốc đã mất 1.000 tỷ USD trong năm 2021.

Để đạt được “sự thịnh vượng chung” – điều đã được ông Tập Cận Bình xác định – chính quyền Bắc Kinh đã nhắm vào nhiều lĩnh vực như bất động sản, giáo dục, công nghệ và giải trí,… Và điều này đã làm cho giá cổ phiếu của các tên tuổi lớn như Alibaba Group, Tencent Holdings, Didi Chuxing Technology Co, New Oriental Education and Technology Group giảm sút nghiêm trọng.

Việc Trung Quốc gia tăng kiểm soát đã khiến nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư lo lắng về tương lai của việc tăng trưởng và đổi mới của nước này.

“Đối với các công ty, điều này có nghĩa là công việc của họ không còn là kiếm tiền, mà thay vào đó là đóng góp hàng hóa cho xã hội. Những công ty không làm điều đó, họ sẽ phải đối mặt với hành động pháp lý một cách nhanh chóng", Trey McArver, một nhà phân tích tại Trivium China nói với truyền thông.

Kyle Jaros, phó giáo sư về các vấn đề toàn cầu của Đại học Notre Dame cho cho biết, đảng Cộng sản Trung Quốc đã nói rõ “đảng-nhà nước có thể ra các điều khoản đối với kinh doanh, chứ không phải ngược lại”.

“Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế những người như Jack Ma của Alibaba, buộc khu vực tư nhân phải tuân thủ - như Pony Ma của Tencent và Lei Jun của Xiaomi ”, Jaros nói thêm.

Vậy trong năm qua, lĩnh vực nào bị ảnh hưởng lớn nhất bởi các quyết định của chính quyền Trung Quốc.

Lĩnh vực bất động sản

Vào tháng 8/2020, Bắc Kinh đã đưa ra chính sách “ba lằn ranh đỏ” để ngăn các nhà phát triển bất động sản tư nhân không được vay quá nhiều từ các khoản vay mới.

Với lý do “nhà để ở, không phải để đầu cơ”, chính sách này đã tìm cách hạ nhiệt thị trường bất động sản vốn đã mở rộng nhanh chóng vài thập kỷ qua trong bối cảnh tình trạng mua đầu cơ tràn lan.

201173183413921621_20.jpg
Chính sách “ba lằn ranh đỏ” của Bắc Kinh đã tìm cách kiềm chế việc vay nợ bất động sản quá mức. Ảnh: Udo Weitz / EPA

Việc hạn chế cho vay được coi là động lực chính của cuộc khủng hoảng thanh khoản khiến hai nhà phát triển tư nhân lớn nhất Trung Quốc là Evergrande Group và Kaisa - vỡ nợ. Vào tháng 10, các quy định mới đã được đưa ra nhằm cấm các thành phố nhỏ ở Trung Quốc xây dựng các tòa nhà chọc trời cao hơn 250 mét.

Shehzad Qazi, giám đốc điều hành của China Beige Book International, cho biết, các cuộc đàn áp bằng việc áp dụng các quy định là một phần của sự thay đổi mô hình rộng lớn hơn đã và đang diễn ra trong cách mà Bắc Kinh tiếp cận chính sách kinh tế và quản lý của mình.

“Điều này bao gồm việc thừa nhận rằng mô hình tăng trưởng cũ dựa trên nợ và đầu tư nặng nề của Trung Quốc đã hết đường”, Qazi cho biết thêm.

Các công ty công nghệ

Vào tháng 11/2020, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã đình chỉ đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trị giá 37 tỷ USD của Jack Ma’s Ant Group.

Bắc Kinh cho biết họ đã đình chỉ đợt IPO lớn nhất trong lịch sử để bảo vệ các nhà đầu tư, nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng, những lời chỉ trích công khai của Ma đối với các cơ quan quản lý tài chính và ngân hàng nhà nước của Trung Quốc đã kích hoạt động thái này.

Andrew Collier, người sáng lập và là Giám đốc điều hành của Orient Capital Research, nói với New York Times rằng, việc đình chỉ có thể là để bảo vệ các ngân hàng nhà nước, những ngân hàng đã trả chi phí cho Ant Group để giúp họ mở rộng tín dụng cho khách hàng với chi phí phù hợp với lợi nhuận.

Collier nói: “Quan điểm cá nhân của tôi là các ngân hàng đang tìm kiếm một cái cớ để giải quyết vấn đề này ngay từ đầu và cũng cho họ thời gian thích hợp để cố gắng tăng tốc các hoạt động trực tiếp của riêng họ.

Vào tháng 2 năm nay, Bắc Kinh đã tiết lộ các quy tắc chống độc quyền mới đối với các công ty công nghệ. Các biện pháp này theo họ là nhằm đảm bảo các công ty không sử dụng các thuật toán khuyến khích người dùng chi tiêu quá mức hoặc theo cách có thể gây rối trật tự công cộng. Alibaba, Tencent và Baidu là một trong những gã khổng lồ công nghệ đã bị phạt vì bị cáo buộc vi phạm các hoạt động độc quyền.

Vào tháng 4, các nhà quản lý đã phạt Alibaba lỗi này 2,8 tỷ USD và ra lệnh cho Ant Group tái cấu trúc với sự giám sát của Ngân hàng trung ương Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng bày tỏ sự không đồng tình với việc các công ty công nghệ tìm kiếm các đợt IPO ở nước ngoài. Vào tháng 7, vài ngày sau khi gã khổng lồ gọi xe Didi tung ra đợt IPO trị giá 4,4 tỷ USD tại Hoa Kỳ, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã loại các ứng dụng này ra khỏi hệ thống công nghệ trong nước.

Các quy tắc mới yêu cầu các công ty có dữ liệu của hơn một triệu người dùng phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý trước khi họ có thể niêm yết ở nước ngoài và cho phép các cơ quan quản lý chặn danh sách vì lý do an ninh quốc gia.

Vào tháng 8, Bắc Kinh đã cấm người dưới 18 tuổi chơi trò chơi điện tử hơn ba giờ mỗi tuần để ngăn chặn chứng nghiện chơi game.

Vào tháng 9, Bắc Kinh đã cấm các giao dịch và khai thác tiền điện tử. Các ngân hàng, tổ chức và công ty thanh toán trực tuyến đã bị cấm thực hiện các giao dịch với tiền điện tử và các nhà quản lý quỹ bị cấm đầu tư vào tiền điện tử.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã xây dựng hệ thống đám mây của riêng mình do nhà nước hậu thuẫn để cạnh tranh với Alibaba, Huawei và Tencent trong lĩnh vực tư nhân. Tại thành phố Thiên Tân, các công ty do chính quyền quản lý đã được yêu cầu di chuyển dữ liệu của họ từ các nhà khai thác khu vực tư nhân sang đám mây do nhà nước hậu thuẫn.

“Mô hình mới ưu tiên các lo ngại về an ninh quốc gia, đặc biệt là liên quan đến dữ liệu và tăng cường chú ý đến các xu hướng kinh tế xã hội, chẳng hạn như bất bình đẳng có thể gây ra bất ổn và đe dọa sự kiểm soát của nhà nước”, Qazi nói.

Lĩnh vực giáo dục tư nhân

Vào tháng 7, Trung Quốc đã công bố những hạn chế đối với giáo dục tư nhân mà họ cho là nhằm giảm bớt áp lực cho trẻ em đi học và giảm gánh nặng chi phí học thêm cho phụ huynh.

Bắc Kinh đã ra lệnh cho các công ty giáo dục tư nhân phải được đăng ký là tổ chức phi lợi nhuận và không được cung cấp các môn học đã được dạy trong trường học.

2020-10-09t100616z_826365542_rc2.jpg
Lĩnh vực giáo dục tư nhân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các công ty cũng bị cấm huy động vốn ở nước ngoài và không được giảng dạy vào cuối tuần và ngày lễ. Sự kiềm kẹp này đã làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp trị giá 120 tỷ USD của New Oriental Education and Technology, công ty giáo dục tư nhân lớn nhất Trung Quốc. NGay lập tức, cổ phiếu của công ty này tại Mỹ đã giảm 7,4 tỷ USD.

Lĩnh vực giải trí

Vào tháng 8, để hạn chế thứ mà các nhà chức trách mô tả là văn hóa hâm mộ người nổi tiếng “hỗn loạn”, Bắc Kinh đã ra lệnh cho các đài truyền hình không được làm việc với những nghệ sĩ có “lập trường chính trị không chính xác” và phong cách “kém cỏi”, mà họ cho là không yêu nước.

Bắc Kinh cũng quy định việc bán hàng hóa cho của những người biểu diễn gây tranh cãi và cấm các nền tảng trực tuyến xuất bản danh sách nổi tiếng.

Con đường phía trước sẽ ra sao?

Việc thúc đẩy “thịnh vượng chung” có thể có nghĩa là về lâu dài, Trung Quốc sẽ chuyển đổi khỏi chủ nghĩa tư bản “phương tây hoang dã” và hướng tới một nền kinh tế dựa vào tiêu dùng nhiều hơn nhằm thúc đẩy các giá trị xã hội chủ nghĩa. Mặc dù thời kỳ mở rộng kinh tế tự do có thể đã qua, nhưng các nhà phân tích tin rằng, các doanh nghiệp có thể thích ứng sẽ thành công.

McArver dự đoán rằng, các công ty đóng góp cho lợi ích xã hội, chẳng hạn như các công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục, sẽ tìm thấy một môi trường hoạt động thuận lợi, các công ty hỗ trợ phát triển các công nghệ cốt lõi cũng sẽ hoạt động tốt.

“Các doanh nhân sẽ xoay trục khỏi các lĩnh vực mà Bắc Kinh coi là không hiệu quả và hướng tới những lĩnh vực mà Bắc Kinh hỗ trợ, chẳng hạn như bảo vệ môi trường và sản xuất tiên tiến ”, McArver nói.

Trong khi đó Qazi cho biết, sự đổi mới sẽ được “hướng dẫn bởi các ưu tiên của Đảng”.

“Các công ty trong các lĩnh vực mà nhà nước đang ưu tiên, chẳng hạn như sản xuất công nghệ cao, nơi Trung Quốc tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài, sẽ thành công, ông nói thêm.

Tuy nhiên, môi trường khắt khe hơn có thể buộc một số công ty phải ngừng mở rộng hoặc tìm kiếm cơ hội ở nơi khác.

Jaros cho biết: “Một số công ty có thể quyết định rằng một môi trường pháp lý kiểm soát nhiều hơn và áp lực lớn hơn để theo đuổi các sứ mệnh chính trị và xã hội do đảng giao sẽ cắt giảm lợi nhuận của chính họ. Do đó, họ có thể giới hạn phạm vi đổi mới, cắt giảm hoặc chuyển hướng đầu tư hoặc trong một số trường hợp, tìm kiếm các thị trường rộng mở hơn bên ngoài Trung Quốc”.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương