Trung Quốc tổ chức cuộc điều tra về Covid-19 của WHO để 'tẩy trắng'?

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mỉa mai đây hoàn toàn là một cuộc điều tra của các chuyên gia WHO là nhằm mục đích để "tẩy trắng".

Ngay khi đặt chân đến Bắc Kinh, nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nghiên cứu về vấn đề Covid-19 truyền từ động vật sang người như thế nào đã bị cách ly 14 ngày theo quy định phòng chống Covid-19 của Trung Quốc

Mike Ryan, người phụ trách phản ứng khẩn cấp của WHO, phát biểu trong cuộc họp báo hôm 17/7: "Rõ ràng việc cách ly các cá nhân và làm việc từ xa không phải điều kiện hoạt động lý tưởng, nhưng chúng tôi hoàn toàn tôn trọng những quy trình quản lý rủi ro được áp dụng".

Họ phải làm một số công việc nghiên cứu từ xa và thêm rằng sẽ mất vài tuần để nhóm chuyên gia có mặt đầy đủ tại Trung Quốc.

Trung Quốc tổ chức cuộc điều tra về Covid-19 của WHO để 'tẩy trắng'?

Nhóm tiền trạm bao gồm một chuyên gia thú y cùng một nhà dịch tễ học đã đến Trung Quốc từ giữa tháng 7 nhưng chưa thông báo kết quả. Mike Ryan ho biết WHO "rất hài lòng với sự hợp tác" của Trung Quốc, nhóm chuyên gia sẽ không tiến hành điều tra thực địa mà xem xét dữ liệu hiện có. 

Trung Quốc đang đối mặt với chỉ trích của nhiều nước vì giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của đại dịch và không kiềm chế được virus Covid-19.

Bắc Kinh từ chối yêu cầu của các nước khác về việc cho phép các nhà điều tra độc lập tới Trung Quốc để nghiên cứu nguồn gốc đại dịch và đề ra giả thuyết nCoV có thể bắt nguồn từ nơi khác. Bên cạnh đó là tung hô phản ứng của họ với Covid-19, ca ngợi bản thân như một hình mẫu cho thế giới và chỉ trích Mỹ. 

Bình luận viên Javier Hernandez và Amy Qin của NY Times cho rằngTrung Quốc đang cố quảng bá chuyến công tác của nhóm chuyên gia WHO như một dấu hiệu cho thấy sự tự tin và sức mạnh. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói: "Đây là đóng góp của chúng tôi cho hợp tác y tế cộng đồng toàn cầu, với tư cách là một quốc gia lớn có trách nhiệm". Đồng thời kêu gọi Mỹ cho phép cuộc điều tra tương tự, dù không có bằng chứng nào cho thấy nCoV bắt nguồn từ Mỹ.

"Mỹ đã trốn tránh trách nhiệm và làm suy yếu sự đoàn kết toàn cầu trong cuộc chiến chống virus, chính trị hóa những vấn đề liên quan đến đại dịch và bôi nhọ nước khác", ông nói.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mỉa mai đây hoàn toàn là một cuộc điều tra để "tẩy trắng".

Wang Linfa, nhà virus học tại Singapore từng tham gia nghiên cứu tương tự của WHO ở Trung Quốc trong đại dịch SARS nhận định: "Toàn bộ bối cảnh chính trị không thuận lợi để tiến hành một cuộc điều tra khoa học công bằng". Ông nói rằng, cuộc điều tra lần này của WHO có khả năng phần lớn mang tính biểu tượng, bởi tình hình địa chính trị thế giới có thể khiến các chuyên gia Trung Quốc không sẵn sàng chia sẻ nghiên cứu có giá trị.

Thực tế là, giới chức nước này vẫn chưa cung cấp chi tiết về những nỗ lực truy tìm nguồn gốc nCoV. Wang Guangfa, cố vấn y tế hàng đầu của Bắc Kinh, cho rằng WHO nên tới cả Tây Ban Nha vì một nghiên cứu chưa được công bố của Đại học Barcelona cho thấy nCoV có thể đã xuất hiện trong nước thải ở Tây Ban Nha từ tận tháng 3/2019, tuy nhiên các nhà khoa học nói rằng nghiên cứu này còn thiếu sót. Có nhiều căn cứ khác chứng minh rõ rằng virus khởi phát từ Trung Quốc cuối năm ngoái.

"Chúng ta phải giữ một quan điểm cởi mở. Khoa học phải tính đến tất cả khả năng", Ryan cho hay.

WHO cho rằng Vũ Hán là nơi khởi đầu của virus, có thể mất vài tháng và lâu hơn để nghiên cứu cụ thể. Đây sẽ là cơ hội để WHO khôi phục hình ảnh của chính họ, sau khoảng thời gian bị chỉ trích vì quá gần gũi với Trung Quốc.

Giới phê bình cho rằng xu hướng vội vàng ca ngợi các quốc gia thành viên của WHO khiến nhiều chính phủ, bao gồm Trung Quốc, dễ dàng cuốn họ vào những mục đích chính trị.

Yanzhong Huang, chuyên gia y tế cộng đồng tại Trung Quốc của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nhóm cố vấn trụ sở ở Mỹ, nhận định cả Bắc Kinh và WHO đều đối mặt áp lực ngày càng tăng trong việc điều tra toàn diện về Covid-19, nhưng chưa rõ liệu họ có hoàn thành được mục tiêu này hay không. Chưa thể chắc chắn về khả năng nhóm chuyên gia WHO đến Trung Quốc, ngay cả các đại diện của các quốc gia đã từng chỉ trích Trung Quốc liệu có được tiếp cận đầy đủ với kho dữ liệu và các phòng thí nghiệm hay không.

"Tóm lại, vẫn chưa rõ cuộc điều tra có thể được tiến hành kỹ lưỡng và khách quan hay không", Huang nói.

Thanh Mai

Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông

Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông

Hành động mới đây của Trung Quốc được nhận định là nhằm đáp trả đợt diễn tập của hai tàu sân bay Mỹ.