Trước khi bị cháy rụi, lâu đài Shuri, Nhật Bản có gì đặc biệt?

Lâu đài Shuri, báu vật quốc gia Nhật Bản đã bị cháy rụi vào rạng sáng ngày 31.10. Lâu đài này có điểm gì đặc biệt, lịch sử như thế nào?

Lâu đài Shuri Nằm ở thành phố Naha là một di sản thế giới đại diện cho tỉnh Okinawa và là một trong những di sản cuối cùng của Vương quốc Ryukyu ở Okinawa. Lâu đài Shuri được xây dựng khoảng vào thế kỉ thứ XII.

Vào năm 1933, công trình kiến trúc cổ được xem là báu vật quốc gia. Năm 2000, nơi đây được vinh danh là di sản thế giới của Unesco. Mỗi năm, có khoảng 1,7 triệu khách du lịch ghé thăm điểm du lịch nổi tiếng này.

Lâu đài Shuri được Unesco công nhận là Di sản thế giới vào năm 2000.
Lâu đài Shuri được Unesco công nhận là Di sản thế giới vào năm 2000.

Lâu đài Shuri được xem là lâu đài đẹp nhất ở vùng Okinawa. Tòa lâu đài Shuri khác hẳn với những tòa lâu đài thường thấy ở trong Nhật. Vương quốc Ryukyus nằm ở giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nên Ryukyus có nhiều nét khác với những vùng ở đất liền Nhật Bản, đặc biệt về mặt kiến trúc.

Mặt khác, Ryukyus có nhiều quan hệ với Trung Quốc từ thế kỉ XIV, nên kiến trúc của tòa lâu đài Shuri mang đậm nét kiến trúc của Trung Quốc. Tuy nhiên từ thế kỉ XVIII, Ryukyus có nhiều quan hệ với Nhật Bản, với Hàn Quốc, chính vì vậy những tòa kiến trúc vào thời gian này có nhiều nét khác hơn với Shuri. 

Lâu đài Shuri được xây dựng khoảng vào thế kỉ thứ XII, vẫn chưa biết chính xác ai là người đã xây lâu đài này lần đầu tiên. 
Lâu đài Shuri được xây dựng khoảng vào thế kỉ thứ XII, vẫn chưa biết chính xác ai là người đã xây lâu đài này lần đầu tiên. 

Tòa lâu đài được xây dựng trên một diện tích khoảng 6 vạn mét vuông, được xây dựng bằng những bức tường đá cứng và có nhiều công trình xây dựng đã được xếp hạng tài sản quốc gia. Toàn bộ khuôn viên của lâu đài có dạng elip, dài 350m từ Đông sang Tây và 200m từ Bắc xuống Nam.

Đến nay người ta vẫn chưa biết chính xác ai là người đã xây lâu đài này lần đầu tiên, chỉ biết rằng nó đã tồn tại từ nửa cuối thế kỷ XII. Sau vài trăm năm nội chiến giữa các lãnh chúa, các hòn đảo ở Okinawa đã được thống nhất lại thành Vương quốc Ryukyus vào đầu thế kỉ XV. Trong suốt 450 năm sau, lâu đài Shuri là Cung điện của Nhà Vua Ryukyus.

Lâu đài Shuri từ trên cao.
Lâu đài Shuri từ trên cao.

Bao quanh lâu đài là những bức tường bằng đá trải dài. Trong khi đó, tòa nhà trung tâm của lâu đài lại là công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất Okinawa. Đây là sự pha trộn phong cách của các nền văn hóa Nhật, Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Tại đây, nhiều công trình xây dựng đã được xếp hạng tài sản quốc gia, gồm Seiden (chính điện), Shureimon (cổng thứ hai) vươn lên hùng vĩ trên bầu trời xanh.

Công trình mang sắc đỏ - màu sắc chủ đạo của tỉnh Okinawa.
Công trình mang sắc đỏ - màu sắc chủ đạo của tỉnh Okinawa.

Trong cuộc nội chiến Okinawa năm 1945, lâu đài gần như bị phá hủy hoàn toàn và được xây lại trên tàn tích của nó vào năm 1950. Trong nhiều thế kỷ, tòa lâu đài được sử dụng để đón khách nước ngoài và tiến hành các nghi lễ nhà nước lớn.

Cổng Shureimon dẫn vào lâu đài cổ 500 tuổi.
Cổng Shureimon dẫn vào lâu đài cổ 500 tuổi.

Ngày nay, Kankai mon (cổng chính) và Shureimon (cổng thứ hai) đã được phục chế lại và khu vực này trở thành công viên lịch sử. Shureimon (cổng thứ hai) được biết đến là kiến trúc độc đáo duy nhất chỉ có ở Okinawa và nhiều lần đã được coi là biểu tượng của Okinawa. Đây là cổng thứ hai nằm trên con đường chạy vào tòa lâu đài. Cổng chính và cổng thứ nhất thì nằm ở vị trí thấp hơn, có hình dáng và cỡ giống như Shureimon. Hai cổng đó còn được gọi là Ueno Torii (cổng trên) và Shitano Torii (cổng dưới).

Lễ hội diễn ra ở lâu đài Shuri.
Lễ hội diễn ra ở lâu đài Shuri.

Phía Tây của lâu đài Shuri là một công trình đá kỳ vỹ tên là Tamaudun. Tamaudun được tạo thành bởi những khối đá tự nhiên trồi lên mặt nước. Đây là nơi đặt lăng mộ của các thế hệ Hoàng tộc Nhật Bản. Bên trong lăng mộ được lát bằng những mảnh đá ngầm màu đỏ. Trung tâm của công trình và hai phía Đông và Tây đặt những tượng nhân sư gọi là Shisa được coi như một thứ bùa phép chống lại ma quỷ và là biểu tượng của Okinawa.

Lâu đài cổ Shuri được xem là báu vật quốc gia Nhật Bản.
Lâu đài cổ Shuri được xem là báu vật quốc gia Nhật Bản.

Để khám phá nơi nay, du khách sẽ phải mất nhiều giờ. Khung cảnh bình yên, cổ kính được bao quanh bởi thiên nhiên xanh mướt sẽ làm du khách như lạc bước vào vùng đất cổ xưa và quên rằng mình đang ở nơi rộn rã của thế kỷ 21. 

Người dân Nhật tiếc nuối lâu đài cổ đang bị ngọn lửa thiêu rụi.
Người dân Nhật tiếc nuối lâu đài cổ đang bị ngọn lửa thiêu rụi.

Nói về đám cháy, ông Ryo Kochi, phát ngôn viên của tỉnh Okinawa, cho biết: "Nó bắt đầu từ ngôi đền chính và dường như lan nhanh đến tất cả dãy nhà khác. Lính cứu hỏa vẫn đang dập lửa". Nguyên nhân đám cháy vẫn chưa được xác định nhưng chuông báo cháy reo lên vào lúc 2g30 sáng.

Ngọn lửa thiêu rụi công trình cổ là di sản văn hóa Unesco.
Ngọn lửa thiêu rụi công trình cổ là di sản văn hóa Unesco.

Theo phát ngôn viên cảnh sát Kochi tiết lộ thêm hôm 27.10 có một sự kiện về du lịch được tổ chức tại lâu đài và kéo dài đến 1h sáng 31.10 nhưng không rõ liệu việc đó có liên quan đến vụ cháy hay không?

Hiện tại, cơ quan chức năng địa phương đang tiến hành làm rõ nguyên nhân cháy.

AN LY (t/h)

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi nhà truyền thống theo phong cách Nhật Bản

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi nhà truyền thống theo phong cách Nhật Bản

Nhà gỗ kiểu Nhật luôn mang đến vẻ đẹp cổ xưa mà ai cũng thích thú. Vật liệu gỗ luôn được người Nhật ưa chuộng bởi sự sang trọng