Vaccine có thể bảo vệ hiệu quả phụ nữ mang thai trước Covid-19

Đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh, việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ có lợi ích nhiều hơn so với không tiêm.

Chỉ trong tháng 7 vừa qua, thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã ghi nhận 100 ca mắc COVID-19 là phụ nữ mang thai. Tại Mỹ, hàng loạt các bang như Alabama, Florida, Indiana các ca phụ nữ mang thai nhập viện vì mắc COVID-19 cũng tăng mạnh.

Điều này cho thấy, phụ nữ mang thai đang là đối tượng đứng trước nhiều nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Dù vậy, một số người vẫn ngần ngại đi tiêm vaccine vì lo lắng vaccine sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. 

Tiến sỹ Soumya Swaminathan, Nhà khoa học trưởng của WHO, nói: "Điều quan trọng là tất cả phụ nữ mang thai tại các quốc gia cần biết rằng, việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ có lợi ích nhiều hơn là không tiêm chủng nếu đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh. Và phụ nữ mang thai cần được cung cấp vaccine nếu họ muốn tiêm".

Vaccine có thể bảo vệ hiệu quả phụ nữ mang thai trước Covid-19

Theo nghiên cứu mới nhất được đăng tên tạp chí Hiệp hội Y khoa JAMA của Mỹ, phụ nữ mang thai mắc COVID-19 có nguy cơ tử vong cao gấp 15 lần, nguy cơ phải đặt ống thở cao gấp 14 lần so với bình thường.Thai phụ mắc COVID-19 còn có nguy cơ sinh non cao gấp 22 lần so với những phụ nữ mang thai không mắc bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như chính phủ nhiều quốc gia đã kêu gọi thực hiện các chiến dịch tiêm chủng cho phụ nữ mang bầu. Ở một số quốc gia như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Chính phủ kêu gọi phụ nữ có thai có thể đến đặt lịch tiêm chủng COVID-19 vào bất cứ lúc nào, trong bất kì giai đoạn nào của thai kỳ.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến nghị, phụ nữ trong thai kỳ từ tuần thứ 13 có thể đi tiêm vaccine COVID-19.

Theo các dữ liệu, những người được tiêm chủng  trong 20 tuần đầu thai kỳ không có nguy cơ sảy thai tăng lên. Nếu để mắc COVID-19 và phải điều trị bằng các loại thuốc sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. WHO cũng đã khẳng định, có một số lý do phụ nữ mang thai không phải lo lắng về các loại vaccine hiện nay.

Tiến sỹ Soumya Swaminathan chia sẻ: "Trong bối cảnh nếu một quốc gia đang có dịch COVID-19 lây lan và phụ nữ mang thai làm việc trong những lĩnh vực có nguy cơ cao bị nhiễm virus, việc tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai sẽ có lợi ích nhiều hơn là không tiêm. Lý do là bởi với những công nghệ bào chế vaccine COVID-19 hiện nay như mRNA, công nghệ vector virus , công nghệ bất hoạt virus, vaccine tiểu đơn vị protein..., tất cả các vaccine đều không chứa virus sống có thể nhân lên trong cơ thể để có thể gây ra vấn đề cho thai phụ".

BBC đã trích các ý kiến chuyên gia y tế cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vaccine có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ hay nam giới. Các hiệp hội chuyên khoa sản như Hội Y khoa Sản-Sơ Sinh và Hiệp hội Bác sỹ sản phụ khoa Mỹ đều khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Theo bác sĩ Herman Hedriana, Trung tâm Y tế UC Davis, California, Mỹ, sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, cơ thể người mẹ phản ứng bằng cách sản sinh rất nhiều kháng thể, kích thích hệ miễn dịch của mẹ bầu. 

Hiện nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng vaccine công nghệ mRNA để tiêm chủng cho phụ nữ mang thai. Trước những nguy cơ lây lan phức tạp của biến thể Delta, tiêm chủng đang được xem là biện pháp bảo vệ phụ nữ có thai, đặc biệt những thai phụ có nguy cơ lây nhiễm cao. 

Thanh Mai

Thật hư việc Donacoop Đồng Nai mua 15 triệu liều vaccine Pfizer giữa tâm dịch

Thật hư việc Donacoop Đồng Nai mua 15 triệu liều vaccine Pfizer giữa tâm dịch

Ngày 31/8, đại diện Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị chưa nhận được hồ sơ của doanh nghiệp tên Donacoop ở Đồng Nai, đề nghị nhập khẩu liên quan tới 15 triệu liều vaccine Pfizer.