“Bộ ba châu Á” này là những câu chuyện thành công hiếm hoi về kiềm chế lây nhiễm cộng đồng thông qua xét nghiệm và cách ly nghiêm ngặt. Tại Đài Loan, những người vi phạm sẽ phải đối diện với khoản tiền phạt lên đến 1 triệu Đài tệ (hơn 37.800 USD) theo quy định mà vùng lãnh thổ này áp dụng từ tháng 2/2020. Công dân có xét nghiệm PCR dương tính sẽ buộc phải nhập viện, chi phí điều trị sẽ do chính quyền chi trả, chứ không được tự điều trị, phục hồi ở nhà.
Biện pháp thực hiện của Việt Nam cũng rất quyết liệt. Ngoài quy định cách ly 14 ngày với người nhập cảnh, chính quyền công bố công khai những thông tin liên quan đến người nhiễm mới - về tuổi tác, nghề nghiệp, nơi cư trú, giúp đẩy nhanh truy vết các tiếp xúc của người nhiễm.
Sau khi để nhiều ổ dịch bùng lên trong nhóm đối tượng lao động di cư, Singapore đã kiểm soát lây nhiễm công đồng ở mức gần không trong nhiều ngày trở lại đây, nhờ vào biện pháp xét nghiệm và truy vết rốt ráo.
Với dân số khoảng 5,7 triệu người, đảo quốc Sư tử đã xét nghiệm trên 5,4 triệu ca. Chính quyền cũng yêu cầu xét nghiệm hai tuần một lần với người lao động nước ngoài cư trú tại những khu ký túc. Khoảng 80% dân số Singapore đã cài đặt các ứng dụng truy vết tiếp xúc.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Singapore. Ảnh AFP/TTXVN |
Thách thức hiện nay chính là việc xử lý nguy cơ lây nhiễm mới. Sau khi kiểm soát tương đối thành công COVID-19, Thái Lan đã phải đối diện với đợt bùng phát lớn, với riêng một ổ dịch tại một chợ hải sản đã kéo theo hơn 1.000 ca nhiễm. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã tăng gấp đối trong hai tuần qua, lên khoảng 9.000 ca tính đến ngày 5/1.
Phần lớn số người nhiễm trong ổ dịch này là lao động nhập cư đến từ Myanmar. Bất chấp những quy định kiểm soát nhập cảnh nghiêm ngặt mà chính phủ Thái Lan đề ra, virus rõ ràng vẫn phát tán nhanh ở nhóm đối tượng nhập cảnh trái phép.
Người dân Đài Loan đeo khẩu trang tham gia lễ mừng năm mới khi hòn đảo này ngăn chặn COVID-19 bằng các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt. Ảnh: Reuters |
Trên thế giới, cập nhật lúc 18h ngày 6/1, toàn cầu có 86.950.075 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 1.878.504 ca tử vong và 61.664.404 ca được chữa khỏi.
Mỹ vẫn đang là quốc gia có số người nhiễm nhiều nhất, với 21.579.641 ca nhiễm và 365.664 ca tử vong. Ấn Độ xếp thứ hai với 10.375.478 người mắc và 150.151 người tử vong.
Tiếp theo là Brazil với 7.812.007 người mắc và 197.777 người tử vong. Nga đã lên đến 3.308.601 người mắc và 59.951 người tử vong. Anh với 2.774.479 người mắc và 76.305 người tử vong.
Phát biểu tại Hội nghị y tế toàn quốc diễn ra sáng ngày 6/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng năm 2020 là một năm dài đối với những “chiến sĩ áo trắng”, những người đã nỗ lực, dấn thân, nhất là những người trực tiếp phòng chống đại dịch Covid-19 với tinh thần không quản khó khăn, sẵn sàng cống hiến, hy sinh, cùng với lực lượng quân đội, công an, ngoại giao… để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân. Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương và gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến lãnh đạo Bộ Y tế, đến đội ngũ giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở cách ly, các cơ sở y tế dự phòng, các cơ sở khám, chữa bệnh trong suốt một năm qua với tinh thần làm việc không biết mệt mỏi, không ngừng nỗ lực, cống hiến cao cả, tận tâm hết mình vì một Việt Nam an toàn trước đại dịch. |