Việt Nam sẽ gặp khó khăn, thách thức nào khi ứng phó đậu mùa khỉ?

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ, còn thế giới đã ghi nhận gần 17.000 ca bệnh ở hơn 70 quốc gia.

Bộ Y tế đã đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) hỗ trợ các hóa chất, sinh phẩm dùng để xét nghiệm sàng lọc bệnh đậu mùa khỉ.

Ngày 28/7, bác sĩ Đỗ Hồng Hiên, chuyên gia dịch tễ tại WHO Việt Nam, cho biết hiện Nhật Bản sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam một số sinh phẩm, sẽ được chuyển về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện dịch tễ Pasteur TP.HCM. Trong lúc chờ đợi, Việt Nam có thể dùng sinh phẩm trong phòng thí nghiệm để sàng lọc, chẩn đoán bệnh cho tình huống khẩn cấp.

Việt Nam sẽ gặp khó khăn, thách thức nào khi ứng phó đậu mùa khỉ?

Bộ Y tế hiện đề nghị WHO, CDC Mỹ hỗ trợ về sinh phẩm xét nghiệm, vaccine, thuốc điều trị. Trong lúc chờ đợi có đầy đủ công cụ phòng bệnh, cơ quan này sẽ ban hành, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, trước mắt là hướng dẫn về giám sát và phòng chống, chẩn đoán điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn. Đẩy mạnh giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, cân nhắc việc khôi phục khai báo y tế trở lại tại một số quốc gia ghi nhận ca bệnh lớn; tại các cơ sở khám chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng.

Đặc biệt lưu ý các trường hợp có tiền sử về từ vùng dịch, truy vết, điều tra, quản lý ca bệnh và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

Theo phó giáo sư Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hiện  thông tin thuốc kháng virus và vaccine đặc trị đậu mùa khỉ đang ở mức độ nghiên cứu hiệu quả, chưa được cấp phép sản xuất đại trà. Tình trạng khan hiếm vaccine và thuốc điều trị diễn ra ở cả các nước phát triển như tại Mỹ, Anh.

Bên cạnh khó khăn về ba trụ cột sinh phẩm, vaccine, thuốc, thách thức tiếp theo với Việt Nam là phải xử lý đồng thời dịch sốt xuất huyết, cúm mùa, Covid-19 trong khi nhân lực y tế mệt mỏi sau hơn hai năm đại dịch.

Theo một chuyên gia dịch tễ, hệ thống y tế cơ sở hiện bộc lộ nhiều thiếu sót, làn sóng nhân viên y tế công bỏ việc, thuốc và vật tư điều trị thiếu hụt... cũng là khó khăn nếu dịch đậu mùa khỉ lây lan.

Tuy nhiên, phó giáo sư Phu cho rằng tiêm vaccine đậu mùa để phòng đậu mùa khỉ tại Việt Nam ở thời điểm này là chưa cần thiết, vì nguy cơ bùng phát dịch không cao, người mắc bệnh đa phần có triệu chứng nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài tuần. Nếu người dân áp dụng tốt các biện pháp dự phòng cá nhân như vệ sinh tay sạch sẽ, che chắn khi ho, hắt hơi, không tiếp xúc gần với nguồn lây, sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh.

Ở Việt Nam, khả năng lây sẽ chỉ do truyền từ người sang người. Đường lây truyền của đậu mùa khỉ cũng "hẹp" hơn nhiều so với Covid-19.

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định bệnh đậu mùa khỉ khó lây, lây qua tiếp xúc trực tiếp qua giọt bắn lớn và không lây qua không khí. Chỉ khi người bệnh có triệu chứng phát ngoài da (nốt phát ban đậu, mụn mủ, mụn đã lên mày...) mới có khả năng lây lan. Người mang mầm bệnh sẽ không lây được cho người khác khi họ còn trong thời kỳ ủ bệnh.

Bộ Y tế khuyến cáo người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân, kèm theo triệu chứng đau đầu, sốt, nổi hạch, đau cơ, đau lưng, suy nhược... cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, người nghi nhiễm cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Thanh Mai

Toyota giảm 9,8% sản lượng xe toàn cầu so với kế hoạch

Toyota giảm 9,8% sản lượng xe toàn cầu so với kế hoạch

Toyota Motor đã sản xuất 793.378 xe trên toàn cầu vào tháng 6, cao hơn so với mục tiêu đã cắt giảm hai lần và giới hạn 1/4, khiến nhà sản xuất ô tô Nhật Bản trượt 9,8% so với kế hoạch sản xuất.