Z Score là gì? Những điều cần biết về hệ số nguy cơ phá sản Z Score

Hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam dần thuận lợi hơn khi các thị trường nhập khẩu chính như Mỹ và Ấn Độ đều đang có dấu hiệu phục hồi, là yếu tố hỗ trợ giá tiêu tăng mạnh trong tuần tới (19-24/10).

1. Z Score là gì?

Z Score là một biện pháp thống kê định lượng khoảng cách (đo bằng độ lệch chuẩn) từ một điểm dữ liệu bất kỳ đến giá trị trung bình của một tập hợp dữ liệu. Trong tài chính, Z-score là kết quả kiểm tra tín dụng đo lường khả năng phá sản.

Z Score được tính toán dựa trên 5 chỉ số tài chính kết hợp với trọng số và được sử dụng để tiên đoán về khả năng phá sản của doanh nghiệp trong vòng 2 năm sắp tới.

Các chỉ tiêu sử dụng trong công thức tính toán đều dễ dàng thu thập được trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp và thông tin công bố rộng rãi ra công chúng.

Mô hình này lúc đầu được Edward I. Altman xây dựng dựa trên các phương pháp phân tích thống kê với số mẫu 66 doanh nghiệp, là các công ty sản xuất và doanh nghiệp nhỏ, có tổng tài sản dưới 1 triệu USD. Một nửa trong số mẫu này đã nộp đơn xin phá sản vào lúc đó.

Hệ số Z Score ban đầu chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất chứ không áp dụng cho các định chế tài chính.

Z Score là thước đo độ biến thiên của các quan sát và có thể được các nhà giao dịch sử dụng để xác định biến động thị trường.

2. Công thức tính điểm Z của Altman

Công thức được sử dụng để xác định Z Score của Altman như sau:

Z Score =1.2A + 1.4B + 3.3C + 0.6D + 1.0E

+ Trong đó:

A = Vốn lưu động/tổng tài sản

B = Thu nhập giữ lại/tổng tài sản

C = Thu nhập trước lãi và thuế (EBIT)/tổng tài sản

D = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/giá trị sổ sách của tổng nợ

E = Doanh số/tổng tài sản

Thông thường, điểm dưới 1,8 cho thấy công ty có xu hướng hay đang chịu rủi ro sự phá sản cao. Ngược lại, các công ty có điểm trên 3 ít có khả năng phá sản.

Do mô hình được tính toán dựa trên dữ liệu thị trường Mỹ, hệ số này sẽ không có tính thực tiễn cao nếu áp dụng tại Việt Nam. Sẽ là cần thiết để phân tích số liệu thực tế tại Việt Nam để hình thành một mô hình Z Score riêng biệt cho các doanh nghiệp Việt Nam.

3. Hạn chế của Z-Score

Z Score không phải là một công cụ hoàn hảo và cần được tính toán và giải thích cẩn thận. Đối với người mới bắt đầu tìm hiểu, việc tính toán Z Score có thể dẫn đến nhiều sai sót. Z-Score chỉ có giá trị chính xác và đúng khi dữ liệu đầu vào của nó chính xác.

Z Score cũng không được sử dụng nhiều cho các công ty mới có ít hoặc hầu như không có thu nhập. Các công ty này, bất kể sức khỏe tài chính của họ như thế nào sẽ có điểm Z Score thấp.

Ngoài ra, Z Score không bao hàm các vấn đề về dòng tiền trực tiếp, mà chỉ sử dụng tỉ lệ vốn trên tài sản lưu động ròng.

(Nguồn: Tổng hợp)

TRUNG HIẾU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương