Bloomberg nhận định nền kinh Việt Nam có nhiều bước tăng trưởng ngoài dự báo

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Bloomberg số ra ngày 29/6, các tác giả nhận định nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng ngoài dự báo dù chịu ảnh hưởng của đại dịch. Cụ thể, số liệu của Tổng Cục Thống kê ngày 29/6 cho biết trong quý 2, kinh tế Việt Nam ước tính đạt tăng trưởng dương, dù giao thương sụt giảm do dịch bệnh.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2 ước tăng 0,36% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi con số này của quý 1 là 3,68%. Trong khi trước đó, các chuyên gia kinh tế đã dự báo GDP của Việt Nam sẽ giảm 0,9%.

Bloomberg nhận định nền kinh Việt Nam có nhiều bước tăng trưởng ngoài dự báo

Nếu tính trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP ước tính tăng 1,18% so với các nước trong khu vực và thế giới.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,19%, đóng góp 11,89% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,98%, đóng góp 73,14%; khu vực dịch vụ tăng 0,57%, đóng góp 14,97%. Riêng quý II, tốc độ tăng trưởng GDP ước tính đạt 0,36%, là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. nhưng cao hơn dự báo của VEPR trước đó về tăng trưởng âm của quý II. Đây được đánh giá là một mức tăng trưởng khá.

Bà Nguyễn Thị Hương, Phó tổng cục trưởng phụ trách, Tổng cục Thống kê cho biết nhờ vào công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 4,96%) và các ngành dịch vụ thị trường (bán buôn bán lẻ tăng 4,3%, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,78%) nên đạt được mức tăng trưởng cao.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 14,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,44%; khu vực dịch vụ chiếm 42,04%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,36%.

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 0,69% so với cùng kì năm 2019; tích lũy tài sản tăng 1,93%; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỉ năm trước. Xuất khẩu giảm 2% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu tăng 5,3%, chỉ số tiêu dùng tăng 3,17%, mục tiêu đạt mức lạm phát trung bình 4% trong năm nay.

Trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng công nghiệp đạt 2,71% so với cùng kì năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,96%, thấp hơn mức tăng cùng kì 10 năm trở lại đây; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,04; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,76%; ngành khai khoáng giảm 5,4%.

Nông nghiệp 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn và dịch tả lợn châu Phi; iện tích lúa vụ đông xuân 2020 đạt 3.024,1 nghìn ha, xuất khẩu thủy hải sản giảm mạnh và giá cả, tôm nguyên liệu giảm.

Bloomberg cũng nhận định dù tác động của dịch bệnh đến chuỗi cung ứng toàn cầu là không nhỏ nhưng Việt Nam vẫn sẽ là một trong những nền kinh tế đạt thành quả tốt trong khu vực.

Tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự báo nền kinh tế có thể duy trì tăng trưởng ở mức 4-5% trong năm 2020, khi chính phủ tìm cách tăng thu hút đầu tư nước ngoài.

Thanh Mai

Sự kiện Kinh tế - Xã hội nổi bật tuần qua: Hóa đơn tiền điện tăng đột biến

Sự kiện Kinh tế - Xã hội nổi bật tuần qua: Hóa đơn tiền điện tăng đột biến

Giá điện tăng đột biến, dịch bạch hầu quay lại, cháy rừng ở Nghệ An... là những tin tức đáng chú ý trong tuần qua.