Điều tử tế giữa 'cơn lốc' bạo loạn tại Mỹ

Biểu tình ôn hòa, cảnh sát da trắng quỳ gối, ôm những người biểu tình da màu... là những đều "tử tế" trong cơn lốc bạo loạn tại Mỹ những ngày qua.

Kể từ hôm 25/5, cái chết của người da màu George Floyd đã châm ngòi cho hàng loạt cuộc biểu tình và bạo loạn đã nổ ra trên khắp nước Mỹ . Tại nhiều nơi, cuộc đụng độ đã xảy ra khốc liệt giữa cảnh sát người biểu tình gây ra cảnh tượng hỗn loạn, đổ máu.

Tuy nhiên, cũng có những nơi cuộc biểu tình đơn giản chỉ là tuần hành trong ôn hòa và ở đó đã có những hiện tượng "lạ" xảy ra.

Từ New York tới Des Moines rồi Spokane, nhiều thành viên của lực lượng thực thi pháp luật đã quỳ gối bên cạnh những người biểu tình, hành động tượng trưng cho sự phản đối ôn hoà trước bạo lực cảnh sát và phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Đôi khi cảnh sát còn xuống đường đồng hành cùng với những người biểu tình, dành những cái ôm đầy thiện chí cho họ. Họ cùng nhau tham gia diễu hành cầu nguyện cho George Floyd và cùng nhau hướng tới một nước Mỹ hòa bình và đoàn kết.

Cảnh sát Fayetteville, bang Bắc Carolina, quỳ gối với người biểu tình hôm 1/6. Ảnh: FB
Cảnh sát Fayetteville, bang Bắc Carolina, quỳ gối với người biểu tình hôm 1/6. Ảnh: FB
Các sĩ quan cảnh sát cùng người biểu tình đều quỳ gối cầu nguyện cho người đã khuất ở thành phố New York hôm 31/5. Nguồn: ABC News
Các sĩ quan cảnh sát cùng người biểu tình đều quỳ gối cầu nguyện cho người đã khuất ở thành phố New York hôm 31/5. Nguồn: ABC News
Một cuộc biểu tình ôn hòa giữa cảnh sát với người biểu tình ở Jamaica Queens. Nguồn: ABC News
Một cuộc biểu tình ôn hòa giữa cảnh sát với người biểu tình ở Jamaica Queens. Nguồn: ABC News
Cảnh sát quỳ gối ở Foley Square, Manhattan ngày 31/5. Nguồn: ABC News
Cảnh sát quỳ gối ở Foley Square, Manhattan ngày 31/5. Nguồn: ABC News
Cảnh sát trưởng Jeffrey Maddrey quỳ gối thể hiện sự đoàn kết với người biểu tình ở Brooklyn vào ngày 31/5. Nguồn: ABC News
Cảnh sát trưởng Jeffrey Maddrey quỳ gối thể hiện sự đoàn kết với người biểu tình ở Brooklyn vào ngày 31/5. Nguồn: ABC News
Một người biểu tình và một sĩ quan cảnh sát ôm nhau ở Miami. Họ cùng cầu nguyện cho người đã khuất và cầu mong nước Mỹ được hòa bình. Nguồn: ABC News
Một người biểu tình và một sĩ quan cảnh sát ôm nhau ở Miami. Họ cùng cầu nguyện cho người đã khuất và cầu mong nước Mỹ được hòa bình. Nguồn: ABC News
Các nhân viên cảnh sát cùng người biểu tình đều quỳ xuống cầu nguyện cho George Floyd ở Miami-Dade, Florida. Nguồn: ABC News
Các nhân viên cảnh sát cùng người biểu tình đều quỳ xuống cầu nguyện cho George Floyd ở Miami-Dade, Florida. Nguồn: ABC News
Steve Mylett, cảnh sát trưởng ở Bellevue, Washington, ôm một người biểu tình hôm 31/5. Nguồn: ABC News
Steve Mylett, cảnh sát trưởng ở Bellevue, Washington, ôm một người biểu tình hôm 31/5. Nguồn: ABC News
Một người biểu tình ôm một sĩ quan cảnh sát ở Lexington, Kentucky vào ngày 31/5. Nguồn: ABC News
Một người biểu tình ôm một sĩ quan cảnh sát ở Lexington, Kentucky vào ngày 31/5. Nguồn: ABC News
Ông Art Acevedo, cảnh sát trưởng Houston, bang Texas (Mỹ) khoác vai một phụ nữ trong một cuộc tuần hành tìm công lý cho người đàn ông da màu George Floyd, ngày 30/5. Ảnh: Getty Images 
Ông Art Acevedo, cảnh sát trưởng Houston, bang Texas (Mỹ) khoác vai một phụ nữ trong một cuộc tuần hành tìm công lý cho người đàn ông da màu George Floyd, ngày 30/5. Ảnh: Getty Images 
Cảnh sát quỳ gối tại TP Coral Gables, bang Florida (Mỹ) ngày 30/5, thể hiện thái độ phản đối trong vụ một đồng nghiệp da trắng của mình dùng đầu gối kẹp cổ một người đàn ông da đen tên George Floyd đến chết. Ảnh: Getty Images 
Cảnh sát quỳ gối tại TP Coral Gables, bang Florida (Mỹ) ngày 30/5, thể hiện thái độ phản đối trong vụ một đồng nghiệp da trắng của mình dùng đầu gối kẹp cổ một người đàn ông da đen tên George Floyd đến chết. Ảnh: Getty Images 
Ngay cả lực lượng hành pháp của quân đội tại nhà tù hạt Oklahoma cũng quỳ xuống, nhằm thể hiện sự tôn trọng cho sự việc đã xảy ra. Ảnh: Twitter
Ngay cả lực lượng hành pháp của quân đội tại nhà tù hạt Oklahoma cũng quỳ xuống, nhằm thể hiện sự tôn trọng cho sự việc đã xảy ra. Ảnh: Twitter
Cảnh sát trưởng Andy Mills (phải), cũng tham gia biểu tình ôn hoà Đại lộ Thái Bình Dương thuộc thành phố Santa Cruz hôm 30/5. Ảnh: Instagram
Cảnh sát trưởng Andy Mills (phải), cũng tham gia biểu tình ôn hoà Đại lộ Thái Bình Dương thuộc thành phố Santa Cruz hôm 30/5. Ảnh: Instagram
Cảnh sát Fayetteville ôm người biểu tình hôm 1/6. Ảnh: FB
Cảnh sát Fayetteville ôm người biểu tình hôm 1/6. Ảnh: FB
Ông Terence Monahan, cảnh sát trưởng TP New York cùng quỳ với người biểu tình. Ảnh: AP
Ông Terence Monahan, cảnh sát trưởng TP New York cùng quỳ với người biểu tình. Ảnh: AP
Ông Paul Pazen, cảnh sát trưởng TP Denver (bang Colorado) vòng tay cùng tuần hành với người biểu tình, ngày 1/6. Ảnh: Getty Images 
Ông Paul Pazen, cảnh sát trưởng TP Denver (bang Colorado) vòng tay cùng tuần hành với người biểu tình, ngày 1/6. Ảnh: Getty Images 
Ảnh: Forbes
Ảnh: Forbes
Tại Michigan, cảnh sát trưởng Chris Swanson cũng tuần hành cùng người biểu tình sau khi đám đông hô vang
Tại Michigan, cảnh sát trưởng Chris Swanson cũng tuần hành cùng người biểu tình sau khi đám đông hô vang "hãy đi cùng chúng tôi". Ảnh: Forbes
Hai cảnh sát New York quỳ gối trước đám đông người biểu tình ở Times Square hôm 31/5. Ảnh: AFP
Hai cảnh sát New York quỳ gối trước đám đông người biểu tình ở Times Square hôm 31/5. Ảnh: AFP
Cảnh sát trưởng Christopher Swanson tuần hành cùng đám đông người biểu tình ở Genesee, bang Michigan. Ảnh: AFP
Cảnh sát trưởng Christopher Swanson tuần hành cùng đám đông người biểu tình ở Genesee, bang Michigan. Ảnh: AFP
Cảnh sát quỳ gối để thể hiện sự đồng cảm với người biểu tình ở Spokane, bang Washington. Ảnh: AP
Cảnh sát quỳ gối để thể hiện sự đồng cảm với người biểu tình ở Spokane, bang Washington. Ảnh: AP

Giờ đây, những hành động trên tuy chưa đủ để xoa dịu tình hình và càng chưa thể chấm dứt hoàn toàn nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ vốn kéo dài mấy trăm năm qua, nhưng ít nhất sự đoàn kết là điều mà nước Mỹ cần vào lúc này.

AN LY (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương