Gia tộc họ Lee và sự phát triển của đế chế Samsung

Năm 1938, doanh nhân Lee Byung-chull bắt đầu xây dựng Samsung, khi đó là một công ty xuất khẩu rau, củ, nhưng nay là tập đoàn công nhệ 28 tỷ USD.

Sự giàu có của gia đình Lee bắt đầu từ năm 1938, khi người sáng lập Lee Byung-Chull, con của một chủ đất giàu có, thành lập công ty thương mại nhỏ ở Daegu.

Con trai ông là Lee Kun-Hee đã kế nhiệm ông làm chủ tịch vào năm 1987, trước khi Samsung tách ra thành bốn tập đoàn vào những năm 1990.

Ngày nay, Tập đoàn Samsung, Tập đoàn CJ, Tập đoàn Shinsegae và Tập đoàn Hansol, đều được điều hành bởi những người thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba thuộc gia tộc họ Lee. 

Ít nhất 15 người trong họ đã điều hành hơn 55 doanh nghiệp, với tổng doanh số 335 tỷ USD.

Ông Lee Kun-Hee, con trai của người sáng lập Tập đoàn Samsung - Lee Byung-Chull.
Ông Lee Kun-Hee, con trai của người sáng lập Tập đoàn Samsung - Lee Byung-Chull.

Vào ngày 1/3/1938, Chủ tịch sáng lập Lee Byung-Chull bắt đầu kinh doanh tại Taegu, Hàn Quốc với 30.000 won. Tại thời điểm ban đầu, hoạt động kinh doanh của ông tập trung chủ yếu vào xuất khẩu thương mại, kinh doanh cá, rau, trái cây khô cho Mãn Châu và Bắc Kinh.

Sau chiến tranh Triều Tiên, công ty mở rộng thêm lĩnh vực sản xuất đường, ra mắt công ty con CheilJedang năm 1953, sử dụng dây chuyền máy móc nhập từ một công ty Nhật Bản có tên Tanaka. 

CheilJedang tách ra khỏi Samsung trong những năm 1990 và trở thành tập đoàn khổng lồ về thực phẩm của Hàn Quốc mang tên CJ. 

Thời điểm bước ngoặt của Samsung đến vào đầu thập niên 1960, khi tướng Park Chung Hee, cha đẻ của tổng thống Hàn Quốc, bị luận tội trong vụ bê bối chính trị Park Geun Hye, chiếm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự. Vị tướng trẻ cần nguồn tài chính để bảo vệ quyền lực, và Samsung khi đó cũng khao khát những đặc quyền mà chỉ chính quyền độc tài bấy giờ mới có thể ban phát. 

Không chỉ đứng đầu đế chế Samsung, gia tộc họ Lee còn sở hữu và quản lý nhiều doanh nghiệp lớn khác của Hàn Quốc. Ảnh: Korea Herald .
Không chỉ đứng đầu đế chế Samsung, gia tộc họ Lee còn sở hữu và quản lý nhiều doanh nghiệp lớn khác của Hàn Quốc. Ảnh: Korea Herald .

Cái bắt tay này đã đánh dấu sự khởi đầu của mối quan hệ lâu năm giữa Samsung và giới tinh hoa chính trị Hàn Quốc.

Tin rằng điện tử sẽ là mũi nhọn phát triển kinh tế tiếp theo, Lee thành lập Samsung Electronics năm 1969. Ngày nay, công ty này trở thành chiếc vương miện khảm đá quý của đế chế Samsung.

Những ngày đầu, công ty tập trung sản xuất TV đen trắng giá rẻ, xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Canada. Tuy nhiên, điều khiến công ty điên tử này thành một thế lực toàn cầu lại chính là nhờ tập trung vào công nghệ bán dẫn trong những năm 1980. Chính trong lĩnh vực này, Lee Kun-Hee, người con trai thứ ba của Lee Byung-Chull, đã làm nên tên tuổi.

Lee Byung-Chull qua đời và con trai ông là Lee Kun-Hee lên điều hành thay cha mình vào năm 1987, đã yêu cầu các nhà quản lý cấp dưới “thay đổi mọi thứ trừ vợ và con”. 

Ông kiên quyết đề nghị công ty mua lại doanh nghiệp bán dẫn Hàn Quốc, dự đoán chính xác về nhu cầu chất bán dẫn trong tương lai gần sẽ tăng vọt và nhờ đó giúp cho Samsung trở thành một thương hiệu toàn cầu như ngày nay.

Tài sản của gia tộc họ Lee

Với số vốn vỏn vẹn 25 USD khi ông Lee Byung-Chull sáng lập công ty với việc mở một cửa hàng kinh doanh đồ khô nhỏ vào năm 1938, tài sản của gia đình họ Lee tăng vọt lên 529,5 tỷ USD vào năm 2014.

Gia tộc họ Lee và sự phát triển của đế chế Samsung

Theo Tạp chí Forbes, doanh thu của Tập đoàn Samsung vào năm 2014 đã chiếm tới 22% GDP của Hàn Quốc.

Theo trang web chính thức của Samsung, hiện nay gia tộc họ Lee đang có trong tay (nhưng không chỉ giới hạn bởi) những tài sản sau:

- Công ty sản xuất các thiết bị điện tử Samsung Electronics.

- Công ty sản xuất các chi tiết điện tử, bao gồm cả pin lithiumion, chip, chất bán dẫn, ổ đĩa cứng cho chính tập đoàn và cho các đối tác khách hàng như Apple, HTC, Sony…

- Các công ty thời trang và bán lẻ cao cấp, khu giải trí, và các công viên giải trí dưới sự quản lý của Samsung Everland và Cheil Industries.

- Chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, cửa hàng miễn thuế, thuộc khách sạn Shilla.

- Samsung C&T chuyên về xây dựng, đầu tư và kinh doanh.

- Công ty Bảo hiểm nhân thọ Samsung Life Insurance.

- Công nghệ thông tin, Công ty Samsung SDS.

- Công ty Quảng cáo và tiếp thị Cheil Worldwide.

- Công ty đóng tàu Samsung Heavy Industry.

- Công ty công nghệ giám sát, hàng không và vũ khí Samsung Techwin.

Lee Byung-Chull là người đã sáng lập ra “người khổng lồ” Samsung, tập đoàn điện tử hàng đầu của Hàn Quốc. Ông có 8 người con gồm 3 con trai, 5 con gái.

Các con của nhà sáng lập Tập đoàn Samsung Lee Byung - Chull hiện kiểm soát những tập đoàn lớn khác ngoài Samsung, có ảnh hưởng lớn và chi phối nền kinh tế Hàn Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thế hệ thứ 3 của gia tộc họ Lee đang nắm quyền điều hành Tập đoàn Samsung. Ảnh: Korea Herald. 
Thế hệ thứ 3 của gia tộc họ Lee đang nắm quyền điều hành Tập đoàn Samsung. Ảnh: Korea Herald. 

Tập đoàn Samsung hiện do người con trai thứ ba của Lee Byung-Chull, Chủ tịch Lee Kun-Hee, người giàu có nhất Hàn Quốc, nắm giữ.

Lee Kun-Hee đã nhập viện từ năm 2014, sau một cơn đau tim và con trai của ông Lee Jae Yong, Phó chủ tịch của Samsung Electronics, hiện chịu trách nhiệm điều hành tập đoàn thay cha mình.

Những người anh chị em khác của Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-Hee hiện nắm giữ những vị trí quan trọng trong các tập toàn lớn khác của Hàn Quốc, như Tập đoàn CJ, Tập đoàn Shinsegae. Đây là những công ty mà trước đây thuộc sở hữu của Samsung và tách ra hoạt động độc lập.

CJ Group đang dẫn đầu trong thị phần thực phẩm và giải trí, cũng như có thế mạnh ở lĩnh vực công nghệ sinh học và bán lẻ, do cháu nội của nhà sáng lập Samsung là Lee Jay Hyun lãnh đạo. 

Lee Jay Hyun nắm giữ vị trí Chủ tịch Tập đoàn, còn chị gái là Lee Mi Kyung là Phó chủ tịch. CJ hiện quy tụ các công ty lớn như CJ CheilJedang, Công ty giải trí CJ E&M và hệ thống rạp chiếu phim CJ CGV.

Trong khi đó, Shinsegae Group là tập đoàn lớn trong lĩnh vực bán lẻ với thương hiệu nổi tiếng như E-mart. Tập đoàn là một phần tách ra từ Samsung và hiện vẫn do Lee Myung Hee, con gái út của Lee Byung Chull, nắm quyền quản lý.

Con trai của Myung-Hee là Chung Yong Jin là Phó chủ tịch, còn con gái là Chung Yoo Kyung nắm giữ hệ thống cửa hàng xa xỉ của Shinsegae. 

Theo truyền thống của Hàn Quốc, con trai trưởng thường là người kế thừa sản nghiệp của gia đình. Tuy nhiên, con trai cả của Lee Byung-Chull là Lee Maeng Hee đã không thể nắm quyền chính, sau “sự cố buôn lậu đường hóa học saccharin” năm 1966. 

Vào thời điểm đó, các quan chức ở Busan phát hiện ra Công ty phân bón Hàn Quốc, một công ty con của Tập đoàn Samsung, đang buôn lậu 55 tấn saccharin vào Hàn Quốc. Tổng thống Park Chung Hee đã ra lệnh điều tra, khiến con trai thứ hai của Lee Byung-Chull – Lee Chang Hee phải ngồi tù, và ông Lee Byung-Chull cũng rời khỏi vị trí lãnh đạo tập đoàn. 

Cô con gái út Lee Seo-Hyun của Chủ tịch Samsung Lee Kun-Hee.
Cô con gái út Lee Seo-Hyun của Chủ tịch Samsung Lee Kun-Hee.

Sau đó xuất hiện những tin đồn rằng Lee Maeng Hee cũng liên quan đến vụ việc của Lee Chang Hee, do đó vị trí lãnh đạo Tập đoàn Samsung được giao cho người con trai út, Lee Kun-Hee.

Là người tài giỏi và đã dẫn dắt Tập đoàn Samsung phát triển như ngày nay, nhưng Lee Kun-Hee cũng không tránh khỏi những kiện tụng.

Tháng 4/2008, Lee Kun-Hee đã phải từ chức Chủ tịch Samsung sau khi bị truy tố vì tội lợi dụng tên tuổi để tham ô và trốn thuế. Tháng 7/2008, ông bị kết án 3 năm tù treo và nộp phạt khoảng 110 tỷ won (100 triệu USD) - cái giá khá rẻ đối với người giàu thứ 109 thế giới. 

Sau đó, một lần nữa Lee Kun-Hee được Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung -Bak ân xá vào tháng 12/2009 để ông tiếp tục tham gia vào Ủy ban Olympics quốc tế. Năm 2014, Chủ tịch Lee Kun-Hee bị đau tim phải nhập viện, trao quyền cho con trai độc nhất Jay Y. Lee. 

Hiện tại, ba người con của Lee Kun-Hee cũng đang trong quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến thừa kế. Trên thực tế, hiện con trai của Lee Kun-Hee là Lee Jae Yong đang nắm giữ vị trí lãnh đạo của Samsung Electronics, thương hiệu nổi tiếng nhất của tập đoàn. 

Các con gái của Chủ tịch Samsung là Lee Boo Jin và Lee Seo Hyun đang lãnh đạo hệ thống Khách sạn Shilla và Samsung C&T fashion.

Gia đình lãnh đạo tập đoàn Samsung có sức ảnh hưởng đã vượt qua khỏi lĩnh vực kinh tế. 

Vợ của chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-Hee là bà Hong Ra Hee có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, khi là Giám đốc của Leeum, Bảo tàng nghệ thuật Samsung. 

Người anh em trai của bà Hong là ông Hong Seok Hyun hiện nắm ghế lãnh đạo của nhật báo hàng đầu The JoongAng Ilbo.

Tập đoàn Samsung và các công ty khác do các thành viên gia tộc họ Lee đang nắm vai trò quan trọng trong hầu hết lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Hàn Quốc gồm điện tử, bán lẻ, xây dựng và giải trí. 

MINH TUẤN (t/h)

theo Tin 24h