Tâm thư của bác sỹ người Mỹ khi chứng kiến những giây phút cuối cùng của bệnh nhân covid-19

Tạp chí Phụ nữ Mới xin lược dịch những chia sẻ của bác sĩ Prateek Harne, một bác sĩ nội trú tại New York đang trực tiếp sàng lọc và điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19.

“Tôi sợ lắm”, một bệnh nhân của tôi nói, tim tôi đập nhanh. Cô ấy không phải là người duy nhất.

Khi tôi viết những dòng này, đại dịch virus corona đã vượt qua con số 580.000 ca lây nhiễm trên toàn thế giới, số người lây nhiễm tại Mỹ đã vượt quá Trung Quốc và vẫn đang tiếp tục gia tăng.

Là một bác sĩ nội trú làm việc tại bệnh viện đại học y khoa SUNY Upstate ở Syracuse, New York (Mỹ), tâm lý tôi đã chuẩn bị để đối diện với các ca nhiễm bệnh trong viện. Nhưng chỉ vẻn vẹn hai tuần trước, khi trực tiếp trong bối cảnh những gì chúng ta biết về loại virus này cho tới giờ đã khiến tôi thay đổi.

Lực lượng y tế là những chiến sĩ trong cuộc chiến chống Covid-19 toàn cầu.
Lực lượng y tế là những chiến sĩ trong cuộc chiến chống Covid-19 toàn cầu.

Với vai trò là một bác sĩ, chúng tôi được đào tạo bình tĩnh lắng nghe, thấu hiểu và kiểm tra sự lo lắng của bệnh nhân. Trải qua vô số các ca bệnh, chúng tôi đã học được cách xử lý những tình huống như thế này để bệnh nhân thấy được sự lo lắng được ghi nhận và thấy nhẹ nhõm hơn sau khi chia sẻ với chúng tôi.

Thế nhưng thỉnh thoảng vẫn luôn có những tương tác để lại những ảnh hưởng không thể xóa mờ.

Bệnh nhân dương tính với Covid-19 đầu tiên của tôi là một phụ nữ được tiếp nhận vào ba ngày trước, và tôi được yêu cầu chẩn đoán cô ấy. Khi nhu cầu oxy cho cô ấy tăng lên một cách đáng kể, tim tôi bắt đầu đập mạnh khi đứng trong căn phòng ấy. Tôi đã không nhận ra rằng trong khoảnh khắc tôi, tôi đã sợ.

Với mức độ nặng nhọc trong từng tiếng thở, cô ấy biết ơn vì mọi người đã đối xử rất tốt với cô trong thời gian nằm viện. Để giúp cô ấy thở tốt hơn, tôi buộc phải đặt nội khí quản (chèn một ống vào đường thở của cô ấy), và cô ấy bảo cô ấy thấy rất sợ. Tôi đã nắm lấy tay và động viên cô ấy.

Tôi giúp cô ấy gọi điện cho chồng cô ấy, người đang phải cách ly ở nhà vì dương tính với virus, và nhắn lời yêu thương giúp họ.

Bốn ngày sau, cô ấy qua đời vì suy hô hấp nặng sau nhiều phương pháp điều trị. Và khi biết được điều đó, tôi từ lo lắng chuyển sang sợ hãi, tôi tin sự lo lắng ấy xuất phát từ ba nguyên nhân: tính khó lường của dịch bệnh, khả năng lây nhiễm cao và quan trọng hơn cả là không thể làm giảm được nỗi buồn của bệnh nhân.

Từ khi đó, mỗi lần bước vào phòng bệnh nhân bị nghi là lây nhiễm Covid-19, tôi thấy sợ sẽ lây nhiễm cho bệnh nhân khác, cho đồng nghiệp hay cho người thân.

Những người trong ngành chăm sóc sức khỏe nhiều khi đã quen, hay thậm chí đã quên đi những tác động của cảm xúc mà công việc này mang lại. Hàng ngày đi làm, chúng tôi đều mỉm cười và điềm tĩnh. Những ngày nghỉ của tôi thường được dùng để chia sẻ những bí ẩn về loại virus này với gia đình và bạn bè.

Đối với xã hội bên ngoài, chúng tôi đều thể hiện bản thân không nao núng bởi những điều không chắc chắn về đại dịch này, cho dù chúng tôi điều biết rằng bản thân đang sợ hãi. Và cách “diễn” này dần tước đi một phần của bản thân một cách vô thức, dẫn đến sự xáo trộn bị dồn nén và cuối cùng trở nên kiệt sức. Chúng tôi không thể hiện sự lo sợ đối với thế giới bởi nếu làm vậy chỉ khiến người khác trở nên lo sợ hơn.

Chúng tôi không thể hiện nỗi sợ ra bên ngoài bởi điều đó chỉ làm mọi người lo lắng hơn (Ảnh:Paolo Miranda/ AFP/Getty). 
Chúng tôi không thể hiện nỗi sợ ra bên ngoài bởi điều đó chỉ làm mọi người lo lắng hơn (Ảnh:Paolo Miranda/ AFP/Getty). 

Việc bị choáng ngợp hoàn toàn dễ hiểu, nhưng chúng tôi biết rằng lo lắng và hỗn loạn sẽ không giúp ích gì khi phải chăm sóc những bệnh nhân đang hấp hối, hay phải ứng phó với một đại dịch như này.

Suốt thời gian này, chúng tôi dường như tìm lại được điều giúp chúng tôi trở thành một con người, một thứ mà không hề liên quan tới đại dịch nguy hiểm này. Từ những bài hát được cất lên trên các ban công như những người dân Ý thể hiện, cho tới những khoản đóng góp cho bệnh viện, rồi sự giúp đỡ lực lượng chăm sóc sức khỏe, hay cả việc ở nhà và duy trì khoảng cách xã hội, tất cả những điều đó cho thấy tất cả chúng ta đang làm tốt công việc của mình.

Vẫn còn rất nhiều điều phải lo lắng về con số nhiễm bệnh leo thang, tỉ lệ lây nhiễm cao, không có phương pháp điều trị chung, sự thiếu thốn dụng cụ bảo hộ, nền kinh tế suy sụp và tình trạng thất nghiệp leo thang, mà các bạn và tôi đang phải đối mặt. Nhưng hãy tiến từng bước một, bình tĩnh để tập trung vào vai trò của mỗi người trong cuộc chiến này, và rồi hy vọng chúng ta sẽ có thể sớm nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Tôi là một chiến sĩ trong trận chiến này, tôi đang làm chiến đấu phần của mình, và tôi muốn bạn chiến đấu phần của các bạn. Hãy thở và tiếp tục cố gắng.

TM (theo CNN)

New York, các bác sĩ hối hả lập di chúc

New York, các bác sĩ hối hả lập di chúc

Bác sĩ Trinh Trang Yarett (Trang Phương Trinh), đang làm việc tại Bệnh viện New York Presbyterian, Thành phố New York, Mỹ đã có bài viết gây xúc động trên facebook.