Hồ sơ Ukraina: Nga khó xuống thang?

Cùng với Bộ Y tế đang tập trung toàn lực hỗ trợ “chia lửa” với Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi dập dịch COVID-19, với trách nhiệm luôn đồng hành cùng chính phủ và cộng đồng trong “cuộc chiến” với đại dịch, Vinamilk đã nhanh chóng hỗ trợ gần 170.000 các sản phẩm dinh dưỡng cần thiết đến các khu vực cách li của 3 địa phương TP Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Tờ "Le Figaro" và "Libération" cùng dành trang nhất và nhiều bài xã luận cũng như thông tin cho chủ đề Ukraine. "Le Figaro" chạy dòng tít: “Ukraine: Thử thách Nga của Macron”, trong khi "Libération" đăng hình ảnh hai vị tổng thống ngồi ở hai đầu bàn với chú thích "Macron-Putin, đối thoại kiểu Nga”.

"Le Figaro" nhận định rằng Emmanuel Macron là một tổng thống thích chấp nhận rủi ro và chưa bao giờ lùi bước trước những trở ngại, ngay cả khi đó là thử thách mà nhiều người cho là không thể vượt qua.

Đây là lần đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa tổng thống Nga với một nguyên thủ phương Tây hàng đầu từ khi căng thẳng gia tăng hồi cuối năm ngoái.

Sáng kiến của Macron nhằm giúp xoa dịu căng thẳng, với việc đề nghị một "lối thoát" cho Tổng thống Nga Vladimir Putin và cuộc đối thoại nhằm “thăm dò các giả thiết, đưa ra những chọn lựa”. Tất nhiên, mọi chuyện không đơn giản.

vladimir-putin.jpg
Ông Putin đã tự đặt mình vào cái thế phải lựa chọn: hoặc leo thang, hoặc phải tìm cách rút lui mà không bị mất mặt.

Theo "Le Figaro", hướng thứ nhất là vận dụng “công thức Normandie” (cấu trúc gồm Pháp, Đức, Ukraine, Nga), và hướng thứ hai là một thỏa hiệp với các biện pháp an ninh chung cho cả châu Âu. Bóng đang ở phần sân Nga, con đường còn rất dài, và còn tùy thuộc vào "những dấu hiệu xuống thang” mà Macron đến Moskva để tìm kiếm.

"Le Figaro" cũng đặt câu hỏi về ảnh hưởng của Pháp đối với Nga. Bài xã luận có tiêu đề “Song đấu” của Libération ghi nhận tính biểu tượng của việc tổng thống Pháp đích thân tới Nga để gặp Putin thay vì điện đàm.

Không chỉ là nguyên thủ Pháp, Macron còn là đại diện của Liên minh châu Âu (EU), ông chọn đến Moskva trước tiên rồi mới sang Kiev. Trong cuộc “so găng” về truyền thông, mỗi chi tiết đều được tính đến.

Ở một góc cạnh khác, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện tinh thần đoàn kết mạnh mẽ trong dịp khai mạc Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh, nhưng không có nghĩa là Bắc Kinh đứng về phía Moskva một cách “mù quáng” trong hồ sơ Ukraine.

"Le Figaro" nhận thấy Trung Quốc tuy ủng hộ Putin nhưng không hoàn toàn tin cậy. Cả hai tố cáo ý thức hệ thời Chiến tranh Lạnh của NATO.

ukraina.jpg
Hàng nghìn dân thường Ukraina tham gia các khóa huấn luyện chiến đấu. Ảnh: Getty

Trung Quốc ủng hộ yêu sách bảo đảm an ninh của Nga, yêu cầu NATO không mở rộng về sườn Đông, song từ chối hỗ trợ một cuộc xâm lăng quân sự, và tuyên bố chung sau cuộc gặp không hề nhắc đến Ukraine.

"Eurasia Group" cho rằng Trung Quốc chủ trương giải pháp ngoại giao thay vì quân sự, không muốn một cuộc xung đột xảy ra trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa Đông. Năm 2022 cũng là năm quan trọng đối với tương lai của Tập Cận Bình, khi ông phải đối mặt với một loạt bất định về kinh tế và địa chính trị.

Nga và Trung Quốc thông báo tăng cường hợp tác năng lượng, giúp sức cho Gazprom và Rosfnet trong lúc Washington đe dọa trừng phạt.

Tuy nhiên, Trung Quốc, với GDP cao gấp 10 lần Nga, không muốn “bảo kê” cho một dự án xây dựng hệ thống tài chính ngoài khu vực đồng USD mà một số nhà chiến lược Nga vẫn kỳ vọng trong trường hợp Moskva bị Mỹ trừng phạt kinh tế.

nga.jpeg
Binh sĩ Nga tập trận gần Ukraina. Ảnh: Moskva News Agency

"Le Figaro" đăng tải bài viết “Chống lại Moskva, Joe Biden chọn thách thức bi kịch hoá”. Không một ngày nào mà không có một viên chức chính quyền Mỹ xuất hiện trước truyền thông để cảnh báo khả năng Nga tấn công Ukraine, với hàng loạt kịch bản đáng lo ngại.

Mỹ chọn chiến thuật công khai tố cáo đến từng chi tiết những thủ đoạn của Nga, dựa vào thông tin tình báo. Nếu Nga điều quân xâm lược, chính quyền Biden có thể đổ lỗi châu Âu quá ngây thơ, đồng thời tăng thêm áp lực để châu Âu tham gia chính sách trừng phạt Nga. Biden muốn tập hợp các nước NATO chống lại những chế độ độc tài trên thế giới.

"Libération" đánh giá những tiết lộ từ phía Mỹ là nhằm thống trị cuộc chiến truyền thông trong khi tận dụng hậu trường tiếp tục các hoạt động ngoại giao cổ điển như điện đàm Biden-Putin, và trao đổi liên tục với các đồng minh...

Tờ báo nhấn mạnh: “Trong hồ sơ Ukraine, ngoại giao là nhu cầu sống còn”. Nhà nghiên cứu Rajan Menon cho rằng “các động thái quân sự của Nga kích thích ngoại giao thêm năng động”, và “vào phút chót, ngoại giao có thể trở thành phép màu” - điều mà tổng thống Pháp cũng kỳ vọng.

my-ukraina-01.jpeg
Những binh sĩ Mỹ đầu tiên đến Đức ngày 4.2. Ảnh: Twitter/Quân đội Mỹ ở Châu Âu và Châu Phi

Trong khi đó tại Nhà Trắng, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cố trấn an Biden. Nhiều câu hỏi có thể được đặt ra, và người kế nhiệm bà Merkel chấp nhận đặt Dòng chảy phương Bắc 2 lên bàn cân để buộc Nga phải “trả giá thật đắt về kinh tế”.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley nhận định cuộc so găng giữa châu Âu với Nga khiến người ta lơ là thách thức địa chính trị lớn nhất: sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Theo ông, trừng phạt dự án Dòng chảy phương Bắc 2 là đủ để buộc “thần đèn” Nga trở lại cây đèn huyền thoại.

Một số người khác thấy rằng thái độ cứng rắn mang lại kết quả. Cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine William Taylor nhận định Putin đã đi quá xa và có thể cần chấp nhận thương lượng về một loạt hồ sơ như tương quan lực lượng vũ khí nguyên tử, tên lửa đạn đạo và vũ khí quy ước tại châu Âu.

Richard Haas, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nói: “Putin gây ra cuộc khủng hoảng Ukraine do nghĩ rằng đang ở thế mạnh so với phương Tây, nhưng ông đã phạm một sai lầm là đánh giá thấp đối thủ. Chính Putin đã tự đặt mình vào cái thế phải lựa chọn: hoặc leo thang, hoặc phải tìm cách rút lui mà không bị mất mặt”.

(Nguồn: TTXVN/RFI)

CHẤN HƯNG

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương