Tê tay chân là một triệu chứng cực kỳ khó chịu. Trong một số trường hợp, như tác dụng phụ của thuốc thì không cần phải lo lắng, do có thể được điều trị khá dễ dàng và không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nhưng cũng có những bệnh nghiêm trọng gây tê tay và cần điều trị ngay lập tức. Dấu hiệu của tê tay chân có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm.
1. Đột quỵ
Trong một số trường hợp, tê tay có thể là triệu chứng đáng báo động của một tình trạng nguy hiểm. Đó có thể là một dấu hiệu của đột quỵ. Tê hoặc yếu trong tình huống này thường đột ngột và ảnh hưởng đến một bên của cơ thể. Những người bị đột quỵ cũng gặp khó khăn khi nâng một cánh tay lên.
Vì tình trạng này rất nguy hiểm, bạn nên biết các dấu hiệu khác liên quan đến nó. Một người càng sớm nhận ra vấn đề này, cơ hội phục hồi càng cao và thậm chí tránh được khuyết tật và tổn thương não.
2. Hội chứng ống cổ tay
Một lý do phổ biến khác cho cảm giác khó chịu này có thể là hội chứng ống cổ tay. Tình trạng này xảy ra khi một trong những dây thần kinh chính trong tay bị nén hoặc ép. Các dấu hiệu khác của vấn đề này bao gồm đau, ngứa ran, nóng rát và yếu. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng có thể thuyên giảm bằng các biện pháp đơn giản, tuy nhiên nếu chẩn đoán muộn, thường phải phẫu thuật.
3. Bệnh Lyme
Bệnh Lyme được lây truyền sang người do vết cắn của loại ve ký sinh Ixodes. Theo CDC, có khoảng 30.000 trường hợp nhiễm trùng này trên khắp Hoa Kỳ. Dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng là một vùng da bị mẩn đỏ, được gọi là quầng ban đỏ, bắt đầu ở chỗ vết cắn vào khoảng một tuần sau khi xảy ra. Vết ban thường không ngứa hoặc đau. Khoảng 25-50% người bị bệnh không phát ban. Các triệu chứng sớm khác có thể bao gồm sốt, đau đầu và cảm giác mệt mỏi.
Tê tay cũng có thể là một tín hiệu của bệnh Lyme. Đây có thể là dấu hiệu có liên quan đến giai đoạn thứ hai của nhiễm trùng đang phát triển. Và nó có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng với hệ thống thần kinh và trái tim nếu nó bị bỏ qua.
4. Hội chứng lối thoát ngực (Thoracic outlet syndrome)
Thông thường, hội chứng lối thoát ngực là do chèn ép các dây thần kinh hoặc mạch máu giữa xương đòn và xương sườn đầu tiên. Nó có thể xảy ra sau chấn thương do mang túi to, nặng hoặc do các hoạt động lặp đi lặp lại. Nữ giới có nhiều khả năng phát triển tình trạng này và họ thường bị tê ở cánh tay hoặc ngón tay, yếu khi cầm nắm và đau ở tay, vai hoặc cổ. Các bác sĩ cảnh báo rằng tốt hơn là điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt để tránh phẫu thuật.
5. Hội chứng Raynaud
Khi bạn bị nhiễm lạnh, ngón tay hoặc mũi của bạn bị đóng băng, bạn thường mất cảm giác ở những giác quan đó. Đối với một số người, đó có thể là sự nhạy cảm lạnh thông thường, tuy nhiên đó cũng có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn Raynaud.
Bệnh này thường bị kích thích bởi nhiệt độ lạnh hoặc căng thẳng. Hội chứng Raynaud hiện tượng co thắt của các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan. Thường biểu hiện ở các ngón tay, và ít xảy ra ở các ngón chân. Hiếm khi xảy ra ở mũi, tai, hoặc môi. Hiện tượng này khiến vùng bị ảnh hưởng chuyển sang màu trắng và sau đó là màu xanh.
Thường kèm theo cảm giác tê hay đau. Khi được tưới máu trở lại, các vùng này chuyển sang màu đỏ và nóng rát. Hiện tượng này thường kéo dài vài phút, nhưng đôi khi có thể kéo dài đến vài giờ. Điều này xảy ra do lưu thông máu hạn chế, trong trường hợp xấu nhất, có thể dẫn đến hoại thư hoặc cắt cụt chi.
6. Diabetic neuropathy - Bệnh thần kinh do tiểu đường
Diabetic neuropathy là một dạng tổn thương thần kinh mà xuất hiện nếu bạn bị tiểu đường. Lượng đường trong máu cao làm tổn thương các dây thần kinh trên khắp cơ thể nhưng diabetic neuropathy thường phá hủy thần kinh ở cẳng và bàn chân. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng thậm chí nghiêm trọng hơn như mất chi, đó là lý do tại sao cần phải nhận thức được vấn đề hiện tại và đi khám ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng sớm nào.
7. Hội chứng Fibromyalgia - Đau cơ xơ
Nếu bạn bị đau lan rộng khắp cơ thể và mệt mỏi kéo dài, bạn có thể được chẩn đoán mắc chứng đau cơ xơ hóa. Các triệu chứng khác có thể bao gồm cảm giác tê và ngứa ran ở tay và cánh tay. Đây là một vấn đề phức tạp và mãn tính vì nguyên nhân chính xác của nó vẫn chưa được nghiên cứu. Một số chuyên gia cho rằng có sự tương tác của các yếu tố tâm lý, thần kinh và thể chất.
Vẫn chưa có cách chữa trị cụ thể, nhưng các bác sĩ đề xuất các phương pháp khác nhau để kiểm soát các triệu chứng suy nhược bao gồm điều trị bằng thuốc, cũng như liệu pháp vật lý hoặc tâm lý.
8. Bệnh đa xơ cứng
Không bao giờ ổn khi trải qua cảm giác tê hoặc yếu ở tay. Nhưng nếu đi kèm với run và thiếu phối hợp, thì bạn cần đi kiểm tra ngay lập tức. Những triệu chứng này có thể là nguyên nhân của bệnh đa xơ cứng. Hiện tại vẫn chưa có cách chữa trị cho chứng rối loạn này, nhưng một số phương pháp điều trị có thể giúp bệnh nhân kiểm soát sự tiến triển của nó và cải thiện chất lượng cuộc sống.
9. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Theo các nghiên cứu, khoảng 50% dân số người mắc một số dấu hiệu của thoái hóa đĩa đệm ở những năm 20 tuổi. Nhưng rối loạn này là gì? Trên thực tế, nó không phải là một bệnh, mà là một mô tả về một quá trình làm cho các đĩa đệm trong đốt sống cổ của chúng ta bị mòn và rách. Và một số người cảm thấy khó chịu ở cổ, đau và tê có thể tỏa ra cánh tay và bàn tay.
Bạn cần đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng này. Tùy thuộc vào tình huống, bạn có thể được đề nghị điều trị không phẫu thuật hoặc phẫu thuật.
10. Lupus
Lupus là một rối loạn tự miễn dịch. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của chúng ta tấn công nhầm vào các cơ quan và mô. Các triệu chứng của bệnh lupus bao gồm tê tay, nhưng có thể là cơ quan khác phụ thuộc vào phần cơ thể bị ảnh hưởng. Các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lupus liên quan đến sự phá hủy của các cơ quan chính, như tim, thận, phổi hoặc não. Nhưng nếu bạn biết dấu hiệu, nó có thể giúp bạn giải quyết các triệu chứng và loại bỏ ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống.