Trong cuộc sống, có những điều trẻ làm khiến cha mẹ cảm thấy vui vẻ, tự hào, cho rằng con mình thật thông minh, ngoan ngoãn và hiểu chuyện. Thực chất, một số hành động của trẻ không phải biểu hiện của trí tuệ cảm xúc cao mà đang cho thấy trẻ thiếu cảm giác an toàn, có sự bất ổn về tâm lý. Cha mẹ cần sớm nhận biết, kịp thời can thiệp, giúp đỡ con.
Trẻ dù không muốn nhưng vẫn nhường đồ chơi của mình cho bạn để làm hài lòng người lớn
Khi ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ thường rất độc đoán, tức là không muốn nhường đồ chơi hoặc thức ăn yêu thích của mình cho người khác. Đây thực chất là biểu hiện cho thấy, trẻ bắt đầu có ý thức về quyền sở hữu, tài sản cá nhân.
Đối với một đứa trẻ, đồ chơi hay món ăn yêu thích đều là những thứ rất quý giá, không muốn đưa cho người khác. Tâm lý này rất bình thường. Nhưng có một số trẻ, tuy không thích người khác lấy đồ của mình nhưng vẫn chịu đựng, đưa đồ của mình cho đứa trẻ khác chơi, dù trong lòng các em không hề thích.
Hành động này là bởi, trẻ cảm thấy cha mẹ hoặc những người lớn tuổi trong nhà muốn mình là một đứa trẻ biết điều. Trẻ muốn hài lòng người lớn tuổi nên chấp nhận từ bỏ món đồ mình thích.
Ảnh minh họa |
Những đứa trẻ không bao giờ đòi hỏi, yêu cầu bất cứ thứ gì từ cha mẹ
Nhiều cha mẹ thường tự hào khoe với mọi người con mình ngoan lắm, không bao giờ vòi mua thứ gì. Những đứa trẻ không bao giờ đòi hỏi cha mẹ không có nghĩa là chúng không có nhu cầu mà vì chúng bị thiếu tình yêu thương. Có thể trẻ từng bị mắng vì đòi mua thứ gì đó, cũng có thể trẻ thường nghe thấy cha mẹ than thở gia đình nghèo khó, không có tiền,...
Trẻ sợ nếu mình đòi mua gì sẽ bị cha mẹ chê hư, mắng mỏ, không yêu thương nữa. Trẻ không dám đưa ra yêu cầu, dù trong lòng có ham muốn đến mấy. Đối với một đứa trẻ, ngay cả cha mẹ thân thiết nhất cũng không dám bộc lộ cảm xúc thật của mình. Điều này phải khó chịu trong lòng đến nhường nào.
Trẻ không bám, không làm phiền bố mẹ, ngoan ngoãn một cách bất hợp lý
Đây là một đứa trẻ ngoan trong mắt người khác. Trong hoàn cảnh bình thường, trẻ thường thích bám lấy cha mẹ, dặc biệt khi có người lạ có mặt. Nhiều khi, trẻ còn cố tình làm ra một số hành động để được cha mẹ chú ý, chẳng hạn như nói xen vào khi cha mẹ đang nói chuyện với người khác.
Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ ngoan ngoãn quá mức, không bám cha mẹ, không cố gắng thu hút sự chú ý của cha mẹ thì điều này có thể bất ổn. Thực chất, trẻ đang không có cảm giác an toàn. Dù rất muốn được cha mẹ quan tâm, yêu thương nhiều hơn nhưng trẻ lại phải giả vờ là hiểu biết, cư xử đúng mực.
Trẻ đặc biệt giỏi quan sát lời nói và cảm xúc của người khác
Kiểu trẻ này thường để ý biểu cảm của người lớn để cố gắng làm người lớn hài lòng. Chẳng hạn trẻ không thích học piano nhưng vì thấy bố mẹ khen nức nở đứa trẻ hàng xóm đánh đàn giỏi nên cũng tỏ vẻ thích và cố gắng đi học theo mong muốn của bố mẹ.
Những đứa trẻ tinh ý như vậy đang hy sinh sở thích và nhu cầu của bản thân. Đây cũng là một kiểu trẻ thiếu tình yêu thương và đang cầu xin sự giúp đỡ của cha mẹ.
Nhóc Lisa mới hơn 3 tuổi mà đã làm được điều này, xem xong clip Hồ Ngọc Hà chia sẻ, phải khen: Bà mẹ nổi tiếng dạy con khéo quá!
Lisa càng ngày càng đảm đang rồi!