6 sai lầm khi rửa chén bát tiếp tay cho chất độc, ung thư xâm nhập vào cơ thể nhưng hiếm ai không mắc

Một việc đơn giản, lặp lại hàng ngày như rửa chén bát nhưng nếu làm sai cách cũng có thể mang đến cả tá bệnh tật.

Bên cạnh chế độ ăn uống, việc vệ sinh dụng cụ nấu nướng, chén bát cũng tác động rất lớn tới sức khỏe con người. Mặc dù là việc rất quen thuộc, lặp lại hàng ngày nhưng rửa chén bát cũng có thể là “cơn ác mộng” của rất nhiều người vào mỗi dịp lễ, Tết. Nhưng dù mệt mỏi hay bận rộn tới đâu, ông nhắc nhở cũng đừng mắc phải 6 sai lầm khi rửa chén bát khiến chất độc, ung thư xâm nhập vào cơ thể sau đây:

1. Đổ trực tiếp nước rửa chén lên chén bát

Thói quen tưởng chừng như vô hại, tiện lợi này thực ra tiềm ẩn nhiều mối nguy hại hơn chúng ta tưởng.

  Không nên đổ trực tiếp nước rửa chén lên dụng cụ ăn uống và tráng kỹ để tránh  hóa chất sót lại (Ảnh minh họa)

Không nên đổ trực tiếp nước rửa chén lên dụng cụ ăn uống và tráng kỹ để tránh  hóa chất sót lại (Ảnh minh họa)

Theo Yan Zonghai, nhà nghiên cứu chất độc tại Bệnh viện Chang Gung Memorial (Đài Loan, Trung Quốc): “Đổ nước rửa bát trực tiếp vào chén đĩa bẩn không tăng hiệu quả làm sạch mà chỉ khiến chất tẩy rửa bám chặt vào bát đĩa, khó rửa sạch. Khi ăn vào sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, đặc biệt có thể gây tiêu chảy, đau bụng”.

Ngoài ra, thói quen này còn làm hỏng mùi vị món ăn cũng như làm bát đĩa mau hỏng, dễ vỡ hơn. Cách tốt nhất là pha một ít nước rửa bát vào khoảng nửa bát nước, sau đó hòa đều cho loãng ra và sử dụng mút rửa khi đã đeo găng tay.

2. Lâu không vệ sinh kỹ, thay mới miếng rửa bát

Theo cảnh báo từ Yan Zonghai, các loại dụng cụ rửa chén bát như bọt biển, xơ mướp, lưới rửa bát… rất nhiều vi khuẩn. Nhưng chúng lại ít được quan tâm thay mới, làm sạch không kỹ vì cho rằng tiếp xúc với nước và dung dịch rửa bát đĩa thường xuyên nên không bị bẩn.

Vào năm 2017, Đại học Giessen ở Đức và Viện Helmtz ở Munich cho thấy trong miếng bọt biển rửa chén và miếng cọ rửa có tới 362 loại vi khuẩn gây bệnh. Cụ thể bao gồm: Campylobacter, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Salmonella, Staphylococcus aureus.... Mỗi cm vuông trong một miếng bọt biển có thể chứa tới 54 tỷ vi khuẩn, gấp 200.000 lần so với bồn cầu và tương đương với lượng vi khuẩn trong phân người.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng nên thay miếng bọt biển hoặc khăn lau rau bát đĩa ở nhà mỗi tuần một lần. Nếu không, ít nhất hãy làm sạch chúng thường xuyên và đúng cách, thay mới thường xuyên nhất có thể.

3. Ngâm bát đũa quá lâu với nước rửa chén

“Có rất nhiều người cho rằng ngâm bát đũa càng lâu trong nước rửa chén thì nó sẽ càng sạch hơn, dễ rửa hơn và khi rửa sẽ nhanh hơn. Nhưng sự thật là điều này phản khoa học, mang lại nhiều tác hại cho sức khỏe cũng như bản thân bát đũa” - đó là lời cảnh báo của Tsutomu Sekizaki - chuyên gia nghiên cứu an toàn thực phẩm tại Đại học Tokyo (Nhật Bản).

  Bị ngâm lâu trong nước rửa bát khiến bát đũa nhanh hỏng và tăng sinh vi khuẩn, chất độc gây hại (Ảnh minh họa)

Bị ngâm lâu trong nước rửa bát khiến bát đũa nhanh hỏng và tăng sinh vi khuẩn, chất độc gây hại (Ảnh minh họa)

Theo bà, quá trình ngâm bát đũa khiến lượng vi khuẩn tăng lên theo cấp số nhân và tỷ lệ thuận với thời gian ngâm chúng. Đặc biệt, nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật, bao gồm cả ung thư cho cả gia đình bạn. Bởi vì lúc này các hóa chất càng có thời gian để ngấm sâu vào trong các dụng cụ nhà bếp, đồng thời lại có thêm thời gian sản sinh vi khuẩn. Nhất là khi sử dụng các loại bát đĩa kém chất lượng, sau đó xả không đủ kỹ. Chưa kể, thói quen này cũng làm bát đũa nhanh bị bào mòn và nhanh vỡ, hỏng hơn.

Nên rửa bát đĩa ngay sau khi sử dụng, nếu khó rửa hãy dùng nước ấm hoặc ngâm với nước rửa chén cực loãng trong nhiều nhất là 30 phút, tuyệt đối không để qua đêm.

4. Dùng quá nhiều nước rửa chén, rửa không sạch

Khi thấy chén đĩa quá bẩn hay phải rửa các hộp đựng bằng nhựa, dễ bám dầu mỡ, nhiều người sợ không sạch nên thường dùng rất nhiều nước rửa chén bát. Nhất là vào dịp Tết khi có nhiều món dầu mỡ, nặng mùi do dùng nhiều gia vị.

Yan Zonghai nói: “Đúng là lượng nước tẩy rửa nhiều sẽ gia tăng hiệu quả làm sạch. Tuy nhiên, “tác dụng phụ” của nó là rất khó rửa sạch hết hóa chất, các hóa chất tẩy rửa sót lại từ nước rửa chén bám lại, thậm chí ngấm vào trong các loại dụng cụ ăn uống này. Nhất là với đồ gỗ, gốm, sứ…

Khi dùng để nấu nướng hay đựng thức ăn, đặc biệt là thức ăn nóng thì chúng sẽ bị hòa lẫn vào đồ ăn và xâm nhập vào cơ thể người. Lâu ngày sẽ tích tụ và gây ra bệnh tật, ảnh hưởng tới gan, dạ dày… và dần hình thành cả bệnh ung thư. Nó cũng làm hỏng mùi vị thức ăn và khiến bát đĩa dễ bị vỡ, hỏng hơn”.

5. Không dùng găng tay khi rửa chén bát

Nhiều người vì chủ quan cho rằng da tay mình khỏe, lành tính hoặc không muốn khó thao tác, sợ rửa bát không sạch nên thường lười đeo găng tay. Nhưng Tiến sĩ Tsutomu Sekizaki cảnh báo: “Không đeo găng tay khi rửa chén bát đang tạo cơ hội cho hóa chất tẩy rửa trong đó làm khô da, bong tróc, ăn mòn và tổn thương lớp biểu bì, móng tay của bạn. Tệ hơn, hóa chất có thể thấm qua da, vào cơ thể nếu tiếp xúc lâu ngày và gây hại cho cơ thể”.

Vì vậy, bà khuyên rằng bất cứ khi nào dùng nước rửa chén bát hãy đeo găng tay. Nếu sợ không “thật tay”, có thể chọn loại găng tay mỏng, ôm sát để dễ dàng làm việc hơn. Rửa xong, cũng đừng quên rửa sạch tay với nước, sau đó thoa kem dưỡng da tay.

Nên đeo găng tay khi rửa chén bát để bảo vệ sức khỏe, nhất là da tay (Ảnh minh họa)
Nên đeo găng tay khi rửa chén bát để bảo vệ sức khỏe, nhất là da tay (Ảnh minh họa)

6. Xếp chồng, cất bát đĩa ngay sau khi rửa xong

Lập tức chồng bát đĩa, cất gọn mọi loại dụng cụ ăn uống vào trong tủ sau khi rửa những tưởng là thói quen tốt nhưng thực chất lại vô tình mang bệnh tật tới cả gia đình.

Theo giải thích của Yan Zonghai, lúc này các dụng cụ ăn uống như bát, đũa, đĩa… vẫn còn ướt, khi bị xếp chồng lên nhau hoặc cất trong nơi kín sẽ lâu khô và rất dễ bị nấm mốc. Chưa kể tới môi trường ẩm ướt cũng rất lý tưởng để sản sinh ra vi khuẩn.

“Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn sẽ nhân đôi sau bát đũa ướt được đặt trong tủ khoảng 20 phút. Nếu gặp các điều kiện như nhiệt độ cao, độ ẩm cao và không có không khí lưu thông, rất lâu sau đó mới dùng đến thì lượng vi khuẩn và nấm mốc còn phát triển, sản sinh nhanh hơn nữa. Đáng chú ý nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori và chất cực độc aflatoxin gây ngộ độc, ung thư” - ông nói thêm.

Để phòng ngừa, hãy phơi nắng hoặc để ở nơi thoáng mát, không chồng lên nhau để chờ cho bát đũa, đĩa… khô hoàn toàn rồi mới cất lên kệ hoặc tủ kín. Nếu nhất định phải cho đũa vào giá hoặc lồng đựng thì hãy chọn loại có khe hở lớn hơn để tăng tốc độ lưu thông không khí và nên đặt đầu đũa hướng lên trên.

Nguồn và ảnh: Good Morning Health, QQ, Health 2.0

Ngọc Ái

Tưởng da khô và ngứa do trời lạnh, người đàn ông gục ngã khi biết mắc ung thư sát Tết

Tưởng da khô và ngứa do trời lạnh, người đàn ông gục ngã khi biết mắc ung thư sát Tết

Một số bất thường trên da rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư gan nhưng lại rất dễ bị bỏ qua.