Mỗi năm, thành phố này thu hút hàng nghìn người hành hương theo đạo Hindu, những người buôn bán gia súc khi phiên chợ diễn ra theo định kỳ.
Để đến phiên chợ, nhiều người chăn nuôi đôi khi đi bộ hàng trăm km từ những ngôi làng xa xôi để mang lạc đà đến bán.
Phiên chợ kéo dài 13 ngày, ắt đầu mở ra vào hôm thứ Hai (8/11), trùng với một số ngày được xem là tốt lành trong lịch Hindu.
“Pushkar có cả buôn bán gia súc và các nghi lễ tôn giáo”, Prafull Mathur, một người chăn nuôi ở Rajasthan nói với hãng tin AFP.
"Tình hình COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn bình thường nhưng chúng tôi vẫn mong đợi đến ngày để tham gia sự kiện này”, Mathur nói thêm.
Tại phiên chợ này, ban tổ chức thường tổ chức các cuộc thi dành cho những người chăn nuôi lạc đà, đây là một điểm thu hút chính đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, phiên chợ còn là thời điểm duy nhất trong năm để những người chăn nuôi lạc đà - hầu hết sống trong các cộng đồng du mục, hẻo lánh trên sa mạc - có thể kiếm được tiền, giúp họ duy trì cuộc sống.
Những con lạc đà chủ yếu được mua bởi người dân đến từ Gujarat, Rajasthan và Madhya Pradesh để sử dụng trong trang trại làm phương tiện vận chuyển. Các động vật khác, bao gồm cả ngựa, cũng được mua bán tại sự kiện này.
Các lực lượng an ninh của Ấn Độ được triển khai dọc theo biên giới quốc tế với Pakistan cũng sử dụng nhiều lạc đà để tuần tra các khu vực xa xôi.
Để giúp các cộng đồng chăn nuôi lạc đà ở vùng sâu vùng xa đa dạng hóa thu nhập, chính phủ đã cố gắng quảng bá sữa lạc đà, da lạc đà và các sản phẩm từ xương lạc đà.
Cộng đồng chăn nuôi lạc đà nổi tiếng của vùng Raikas, tin rằng thần Shiva của đạo Hindu đã giao cho họ trách nhiệm nuôi lạc đà.