Bà mẹ đau đầu vì con gái bỗng "trở chứng" sau khi đỗ cấp 3 công lập: Nhiều người đọc xong ngơ ngác, không biết đứng về phía nào

Bà mẹ thấy vô cùng khó xử dù con gái mới thi đỗ cấp 3 công lập.

Với tỷ lệ chọi gắt gao hàng năm, việc đỗ vào lớp 10 trường THPT công lập là ước mơ, nguyện vọng của biết bao học sinh, phụ huynh. 

Tuy nhiên, một bà mẹ ở Bắc Giang mới đây lại thấy vô cùng khó xử dù con gái mới thi đỗ cấp 3 công lập. Được biết, sau khi chị đỗ, con chị bắt đầu yêu cầu bố mẹ cho đi học thêm 5 môn. Với gia đình khá giả thì có lẽ không thành vấn đề. Tuy nhiên, bà mẹ này cho biết, hai vợ chồng chị làm công nhân khó khăn đủ bề, chị cũng nhận thấy việc học thêm từ lớp 10 chưa cần thiết. 

Con chị lại đưa ra các lý do:

- Tại sao lớp 9 bố mẹ cho học được 3 môn mà lớp 10 không cho thêm được 2 môn nữa? Theo chị, lớp 9 chị cố hết sức cho con học thêm để thi đậu công lập, nhưng hiện con lấy lý do đó để so sánh.

- Bạn bè con vào lớp 10 ai cũng đi học thêm.

- Cha mẹ nói để xem xét mua các khóa học online trên mạng thì con đáp: "Khoá học trên mạng là thứ con không thể học và phí phạm tiền đối với con".

- Con còn so sánh với em, so sánh với bạn bè...

"Thật sự gia đình mình không có điều kiện, nhưng cũng đã cố gắng cho cháu đi học thêm khóa kỹ năng, thể thao. Nay cháu còn yêu cầu học thêm là gia đình không cố nổi", bà mẹ than thở.

Bà mẹ đau đầu vì con gái bỗng

Phải dạy con "liệu cơm gắp mắm"

Đọc chia sẻ của bà mẹ này, một số người cho biết, họ không khỏi xuýt xoa mơ ước con nhà mình cũng ham học, chịu khó học như con của chị. Đầu tư cho con là đầu tư không bao giờ lỗ vốn. 

"Thật sự ước ao vì con nhà mình toàn phải giục học. Lịch học thêm còn chả nhớ toàn phải nhắc. Không biết khuyên gì nhưng nếu là mình thì mình sẽ cho con đi. Và nói với con rằng để có đc tiền đi học đầy đủ như vậy cha mẹ đã phải lao động rất vất vả. Nói cho con hiểu để con biết trân trọng và chăm chỉ học hành không phụ công bố mẹ nuôi", một phụ huynh góp ý.

Một người khác đồng tình cho rằng, nếu con muốn đi học thêm thì bố mẹ nên tạo điều kiện. Đằng nào cũng mất công đầu tư cho con học thì đầu tư cho đến nơi đến chốn. Đừng để chuyện kinh tế gia đình làm ảnh hưởng đến tinh thần học tập của con. Người ta vay tiền để mua nhà, mua xe còn mình đi vay tiền để đầu tư cho con học hành. Chỉ sợ con lười học chứ chăm chỉ và yêu thích việc học thì cha mẹ nên vui mừng.

Tuy nhiên, luồng ý kiến còn lại nhận định, như bà mẹ chia sẻ thì con xin đi học dường như để "bằng bạn bằng bè" và "các bạn con đều học như thế". Nếu vậy cha mẹ cứ thẳng thắn chia sẻ tình hình tài chính hiện tại và dứt khoát không chiều theo ý con.

Nhiệm vụ của con là phải học tốt nhất có thể ở lớp, tùy theo lực học của con có cần bổ sung hay không và khả năng kinh tế của gia đình mà cha mẹ có thể đáp ứng hay không. Học có rất nhiều cách, và trong đấy khả năng "tự học, tự tìm hiểu" mới là quan trọng nhất. Trên cả nếu con cứ không thương bố mẹ, không hiểu tình hình tài chính, không chia sẻ với bố mẹ tìm cách học hiệu quả thực chất nhất thì con có đi học ở đâu cũng là không nên. 

Nếu nhà chỉ có khoản thu nhập cố định và không cao thì việc chi cái gì đã phải tính toán kĩ lưỡng rồi, học thêm phát sinh thêm nữa thì phải cắt khoản này, bớt khoản kia. Nếu con vẫn muốn học thì nên khuyến khích con đi làm thêm để phụ giúp gia đình. 

Nhiều phụ huynh cho biết, con họ từ năm 13, 14 tuổi đã phụ đi bưng bê quán cà phê dịp hè hay hái rau thơm bán cho các quán ăn. Con nhận ra được đồng tiền kiếm ra khó như thế nào.

Một số gợi ý cha mẹ hãy hỏi rõ con về khối con định theo, mục tiêu chọn trường và công việc sau này con muốn làm. Sắp tới đi học, thầy cô cũng sẽ định hướng về đăng ký khối cho các con theo năng lực + sự yêu thích (môn học, nghề nghiệp) nên có thể tranh thủ trao đổi nhờ thầy cô tác động thêm. 

Còn khi có đủ sự tư vấn rồi mà con vẫn muốn học thêm 5 môn, mẹ hãy trao đổi để con cùng nhìn vào thực tế gia đình. Con học theo sở thích gia đình sẽ tạo điều kiện để con đạt ước mơ, con hãy vạch ra kế hoạch thực hiện cụ thể, kết quả cụ thể, môn nào không đạt kết quả cụ thể thì xem xét để dừng lại. 

Trong điều kiện gia đình, hãy nói cho con hiểu là việc học của mỗi con cái là không giống nhau, không phải vì bố mẹ yêu con nào hơn mà là vì sự phù hợp với năng lực và mục đích học tập của từng con. Và cũng nói rõ với con gia đình chỉ có số tiền A (không thể tăng thu thêm), nếu con học như vậy thì có những khoản cần cắt giảm, các thành viên trong gia đình cùng chia sẻ và có trách nhiệm chia sẻ. Dù gia đình có tiền hay không có tiền, thì việc để con hiểu về điều kiện kinh tế gia đình và có ứng xử phù hợp là việc quan trọng.

Hiểu Đan

Mẹ chồng khuyên tôi nên ly hôn, biết việc bà làm trước khi qua đời mà tôi bật khóc nức nở, thầm cảm ơn bà

Mẹ chồng khuyên tôi nên ly hôn, biết việc bà làm trước khi qua đời mà tôi bật khóc nức nở, thầm cảm ơn bà

Sau khi mẹ chồng qua đời, tôi vô cùng ngạc nhiên khi có người của văn phòng luật sư đến.