Vụ chìm tàu từng gây rúng động Nhật Bản: Giữa đại dương bao la, tại sao 52 học sinh tiểu học thoát nạn mà không ai bị thương?

Việc 52 đứa trẻ Nhật Bản làm khi chiếc tàu gặp nạn chính là minh chứng cho thấy nền giáo dục của Nhật Bản đáng học hỏi đến cỡ nào.

Vào lúc 4h40 chiều ngày 19/11/2020, một tín hiệu cấp cứu đã được phát ra ở vùng biển gần thành phố Sakaide, tỉnh Kagawa (Nhật Bản) có nội dung:

"Tàu của chúng tôi bị ngập do va chạm với vật thể trôi dạt trên biển, hiện có khoảng 50 học sinh tiểu học trên tàu...".

Nếu các hoạt động cứu hộ không được tiến hành khẩn cấp, đây có lẽ sẽ là một vụ việc thương tâm.

01

52 học sinh tiểu học gặp nguy hiểm 

Đó là một chiếc tàu tham quan Nhật Bản chở 52 học sinh tiểu học. Khi đang đi đến điểm đến tiếp theo với đầy sự háo hức, một tiếng va chạm lớn đã đã vọng lên từ đáy tàu.

Đèn khẩn cấp bên trong con tàu sau đó bắt đầu nhấp nháy. Cảnh tượng này khiến nhiều người gợi nhớ đến cảnh khởi đầu của một bộ phim về đề tài thảm họa, nơi thời gian đếm ngược sau khi con tàu gặp nạn, và thân tàu gần như bị biển nhấn chìm hoàn toàn 20 phút sau đó. 

20 phút chỉ là chớp mắt. Sau một thời gian, con tàu sẽ bị biển nuốt chửng, và sinh mệnh của những người trên tàu có thể gặp nguy hiểm.

Những đứa trẻ bắt đầu hoảng loạn và sau khi nhận được tín hiệu cầu cứu, đội cứu hộ cũng đã lên đường. Nhưng lúc này đây, "nếu bạn muốn sống, bạn phải tự cứu mình".

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

6 giáo viên, 6 nhân viên trên tàu, 52 học sinh tiểu học bơ vơ trên một con tàu đang chìm giữa biển. Trong trường hợp khẩn cấp, các giáo viên lập tức tổ chức cho học sinh mặc áo phao lên người. Trong khi đó, thuyền trưởng ra lệnh cho mọi người sơ tán lên đầu tàu bởi con tàu sẽ hút người xuống đáy biển khi nó dần chìm. Các em học sinh ai cũng răm rắp nghe theo hiệu lệnh của giáo viên và thuyền trưởng.

Vào thời điểm đó, một ngư dân tên Yuji Iwanaka đang chuẩn bị đi bắt cá ở gần đó. Ông ta nhận thấy rằng chiếc tàu, chỉ cách mình khoảng một km, đang nghiêng và có dấu hiệu chìm xuống đáy biển. Đáng nói, có rất nhiều trẻ em đang kêu cứu trên đầu tàu.

Không nghĩ ngợi gì, Iwanaka đã quyết đến gần để cứu người đang mắc kẹt. Lúc này, ông trấn an bản thân phải bình tĩnh lại, vì sợ rằng sự lo lắng của mình sẽ lan sang bọn trẻ và khiến chúng hoảng loạn.

Khi đến gần, ông khuyến khích bọn trẻ nhảy xuống và bơi đến thuyền của mình. Những đứa trẻ trên thuyền do dự khi đối mặt với biển cả mênh mông. Lúc này, một số nam sinh đã chủ động đứng lên và động viên các học sinh khác bằng hành động của mình, và họ hét lên với các bạn cùng lớp: "Mình sẽ nhảy trước và các bạn làm theo mình nhé", sau đó chèo lên thuyền của Yuji Iwanaka mà không có một chút do dự.

Sau hành động của những đứa trẻ "thủ lĩnh", lần lượt các em học sinh khác cũng nhảy xuống biển. Một số em đã lên được thuyền của ngư dân, một số em khác thì chưa.

Khi lực lượng bảo vệ bờ biển đến hiện trường, một số học sinh đang nổi trên mặt biển chờ được giải cứu. Đáng nói là không ai hoảng loạn hay la hét.

Đối mặt với đại dương, con người dường như quá nhỏ bé, cuộc sống chỉ được tính bằng giây bằng phút.  Người lớn có thể "giả vờ" mạnh mẽ, và trẻ em, khi đối mặt với một biến cố lớn như vậy trong cuộc sống, vẫn có thể bình tĩnh, điều đó thực sự quá tuyệt vời.

Toàn đội, chỉ có 6 giáo viên và 6 thuyền viên, đã nhanh chóng tổ chức cho học sinh lên đầu thuyền trong vòng 10 phút sau khi xảy ra sự cố và họ cũng đã bảo vệ an toàn 52 học sinh tiểu học mà không có ai bị thương, đó là một phép màu.

Sau khi giải cứu, những đứa trẻ lần lượt cúi chào những người cứu hộ.

02

Tính độc đáo về giáo dục

Một cảm giác an toàn đến từ sự chuẩn bị đầy đủ và giáo dục toàn diện. 

Trong nền giáo dục Nhật Bản, bài học quan trọng là dạy trẻ cách tự chủ, tự giác, học cách chịu đựng và luôn sẵn sàng "chiến đấu". Từ mẫu giáo trở đi, trẻ em được dạy cách độc lập và phát triển ý thức cộng đồng. Tiền đề của việc dám nhảy xuống đại dương bao la, trước hết bạn phải biết bơi. 

Tại các trường mẫu giáo ở Nhật Bản, trẻ em đều được học về bơi lội, hay học về cách ứng phó các thiên tai bão lũ. Bởi vì Nhật Bản là một quốc gia thường xuyên xảy ra thiên tai, các cuộc tập dượt trước thảm họa là điều cần thiết.

Chẳng hạn khi động đất xảy ra, giáo viên sẽ hướng dẫn mọi người bình tĩnh trốn dưới gầm bàn.

Nếu cảnh báo sóng thần được đưa ra, mọi người sẽ ngoan ngoãn xếp hàng và đi theo chỉ dẫn của giáo viên cho đến khi họ được giáo viên đưa vào xe đẩy, và toàn bộ quá trình diễn ra không một chút ồn ào.

Vụ chìm tàu từng gây rúng động Nhật Bản: Giữa đại dương bao la, tại sao 52 học sinh tiểu học thoát nạn mà không ai bị thương?
Trẻ em được tập dượt trước những tình huống khẩn cấp
Trẻ em được tập dượt trước những tình huống khẩn cấp
Giáo viên Nhật Bản hướng dẫn học sinh khi có hỏa hoạn
Giáo viên Nhật Bản hướng dẫn học sinh khi có hỏa hoạn

Ngay cả khi một số trẻ sợ hãi và khóc lóc thật lớn khi phải đối diện với những bất trắc, chúng vẫn sẽ ngoan ngoãn xếp hàng và chạy trốn khỏi hiện trường dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên.

Họ đã tập trung việc giáo dục vào từng chi tiết nhỏ nhất, và trau dồi ý thức cá nhân và tập thể của trẻ em theo thời gian. Họ đã giáo dục các em từ những điều nhỏ nhặt nhất:

Khi tới trường vào buổi sáng, học sinh phải chào mọi người chúng gặp.

Khi vào lớp, học sinh phải xếp dép của mình ngay ngắn, đúng nơi quy định.

Các bồn rửa được lắp đặt trong khuôn viên trường không được trang bị bồn rửa tiết kiệm nước, và nếu bạn không chú ý đến việc kiểm soát dòng nước, nước sẽ văng tung tóe và làm ướt chân bạn. Bằng cách này, trẻ sẽ nhận thức được sự cần thiết phải điều chỉnh lưu lượng nước và tắt vòi kịp thời sau khi rửa tay.

...

Cách tiếp cận này đã dạy trẻ em Nhật Bản rằng, bạn phải làm mọi thứ một cách kỹ lưỡng, và bạn hoàn thành mọi thứ cho đến khi nó thật sự hoàn thành.

Nhật Bản rất coi trọng giáo dục thể chất, và ngay cả trẻ em mẫu giáo cũng học các khóa học võ thuật truyền thống.

Khi học sinh đến trường mẫu giáo vào buổi sáng, trước tiên học sinh sẽ được thư giãn và kéo căng cơ thể trước khi bắt đầu lớp học.

Ngoài ra, Nhật Bản còn rất quan tâm đến khía cạnh cảm xúc của học sinh. Ngay cả trong bữa trưa, việc giáo dục trẻ em vẫn được phản ánh trong từng chi tiết nhỏ nhất. Trẻ em được khuyến khích chia sẻ bento, nhưng chúng cũng cần học cách bảo vệ đồ đạc của mình trong trường hợp có tranh chấp.

Vào cuối bữa ăn, học sinh có trách nhiệm dọn dẹp bát đĩa của mình, phân loại và vứt rác đúng nơi quy định.

Thông qua một số hành động đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, trẻ có thể trau dồi tinh thần độc lập và dũng cảm đối mặt với khó khăn, nguy hiểm. Đó là lý do tại sao 6 giáo viên và 52 học sinh tiểu học có thể cùng nhau vượt qua khó khăn một cách rõ ràng như vậy.

03

Chọn phát triển cùng con

Nhật Bản là một trong những nền giáo dục tốt nhất châu Á.

Không chỉ được giáo dục ở trường, mà khi về nhà phụ huynh cũng tranh thủ nuôi dạy con. Họ nuôi dưỡng sự độc lập của con mình và cho chúng nhiều điều hơn thông qua những hành động đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.

Từ khi trẻ vào mẫu giáo, trách nhiệm của người mẹ là đưa con đến điểm xe buýt của trường và trẻ sẽ tự đi đến trường một mình. Cha mẹ và giáo viên sẽ khuyến khích trẻ tự lập trong mọi khía cạnh của cuộc sống: Bạn phải tự mặc quần áo, bạn phải tự đeo túi dù nó nặng đến đâu...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong mối quan hệ gia đình, chỉ cần có tình yêu thương thôi là đủ. Cha mẹ không cần phải tạo ra một khái niệm giai cấp, tức con nhỏ tuổi hơn phải tuân theo lời người lớn tuổi. 

Ai đều là một cá thể độc lập, tôn trọng mọi thứ về nhau, chấp nhận những điểm yếu của con và cộng sinh để cùng trở thành những người tốt hơn, trong chính sự phát triển của nhau.

Cha mẹ không phải là một chiếc ô bảo vệ cho con trẻ mãi mãi, mà cha mẹ hãy cùng lớn lên cùng với con trẻ và dạy chúng cách đối mặt với những vấn đề của cuộc sống.

Theo Aboluowang

Đông