Ý tưởng về PREreview?
Từ trước tới nay, những bài nghiên cứu muốn được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín phải trải qua quá trình kiểm duyệt rất phức tạp và mất thời gian. Quy trình kiểm duyệt thông thường: Khi nhận được bản thảo bài viết, biên tập viên hoặc thư ký tòa soạn sẽ lựa chọn một số ít (thông thường là hai) chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu đề cập để tiến hành thẩm định. Sau khi đọc, rà soát bản thảo, hai chuyên gia sẽ gửi lại biên tập viên bản nhận xét độc lập về ưu điểm, nhược điểm của bài viết, và đánh giá bài viết có thể được đăng hay cần chỉnh sửa bổ sung hoặc hoàn toàn từ chối. Quá trình đọc – phản biện – tác giả chỉnh sửa bổ sung thông tin để hoàn thiện nội dung có thể diễn ra nhiều lần. Do vậy, thời gian chờ đợi từ khi nộp bài viết đến khi chính thức xuất bản có thể kéo dài tới 6 tháng, điều này gây ra nhiều bất lợi cho các nhà nghiên cứu riêng lẻ hoặc các nhóm, tổ chức có nguồn lực hạn chế.
Quá trình kiểm duyệt bài viết còn có một số vấn đề khác như: Đánh giá của chuyên gia đôi khi dựa trên những tiêu chí chủ quan, thiếu đi những phản biện mang tính chất đa chiều, toàn diện. Biên tập viên tạp chí khoa học sẽ lựa chọn người phản biện dựa trên các mối quan hệ thân quen từ trước. Điều này khiến những nhà khoa học trẻ hiếm có cơ hội được học hỏi, phát huy các kỹ năng tư duy phản biện.
Với mong muốn tạo ra một nơi để các nhà khoa học có thể chia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu khoa học dưới dạng bản thảo lên internet, cho phép đồng nghiệp ở khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận sớm, phản biện và đánh giá nhằm hoàn thiện bản thảo trước khi được công bố chính thức trên tạp chí, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình kiểm duyệt các bài viết trên tạp chí khoa học, từ năm 2017 ba nhà khoa học nữ (Daniela Saderi, Samantha Hindle, Monica Granados) đã cùng hợp tác để sáng lập ra nền tảng công nghệ mang tên: PREreview.
Nhóm sáng lập PREreview (từ trái qua phải): TS. Monica Granados, TS. Samantha Hindle, TS. Daniela Saderi. |
Công nghệ PREreview là gì?
PREreview (viết tắt của Đăng (Post), đọc (Read) và tham gia rà soát (Engage) lại các bản thảo trước khi in), là một nền tảng công nghệ được tạo ra nhằm tạo điều kiện cho các nhà khoa học có cơ hội hợp tác và tham gia bình duyệt tiền ấn phẩm. PREreview thành lập câu lạc bộ tạp chí, ở đó các nhà khoa học có thể đăng ký và sử dụng bút danh để chia sẻ phản hồi của mình về các bản thảo khoa học còn chưa được các tạp chí bình duyệt và chấp thuận đăng. PREreview cũng tổ chức các sự kiện thu hút các nhà khoa học tham gia, kết nối, hợp tác xóa nỏ xóa bỏ những rào cản văn hóa và địa lý.
“Bằng việc sử dụng các mã nguồn mở và tư duy khoa học mở, chúng tôi cung cấp các bộ công cụ, các nguồn khác nhau để tạo thuận lợi cho các nhà nghiên cứu bình duyệt hiệu quả”, Monica Granados - đại diện nhóm sáng lập PREreview chia sẻ. “Chúng tôi đã bắt đầu công việc với suy nghĩ: đây chỉ là một dự án phụ cho các nhà khoa học hoàn thiện bản thảo nhưng hiện tại thì nó đã bắt đầu có sức ảnh hưởng”.
Ai là người sáng lập PREreview?
PREreview là một web mở, hoạt động dưới sự bảo trợ tài chính của tổ chức phi lợi nhuận Code for Science & Society (CS&S).
TS.Daniela Saderi – CEO, Đồng sáng lập PREreview
TS. Daniela - Giám đốc dự án PREreview |
Daniela Saderi là nhà khoa nghiên cứu về Khoa học thần kinh, hiện đang là Giám đốc dự án tại PREreview, cô chịu trách nhiệm phát triển và quản lý sản phẩm, gây quỹ và truyền thông.
Suốt thời gian là nghiên cứu sinh, cô quan tâm lớn đến việc thực hành khoa học mở, hỗ trợ các nhà khoa học trẻ nghiên cứu và tận dụng hiệu quả các nguồn lực từ việc làm việc nhóm. Cô tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, và từng là thành viên của Quỹ Mozilla (cộng đồng các nhà phát triển mã nguồn mở toàn cầu). Trong một dự án của Mozilla, cô đã có cơ hội gặp gỡ, làm việc và chia sẻ đam mê về thực hành khoa học mở với Samantha, họ đã kêt hợp đê sáng lập ra Prereview vào bă 2017
TS.Samantha Hindle - Quản lý chương trình đào tạo
TS. Samantha Hindle |
Samantha Hindle - có bằng tiến sĩ về khoa học thần kinh tại Đại học . Công việc chính của cô là Trưởng nhóm nội dung tại bioRxiv, hướng dẫn và hỗ trợ nhóm biên tập. Tại PREreview, cô quản lý chương trình đào tạo và tạo nguồn lực, đồng thời là người phụ trách quan hệ cộng đồng.
Monica Granados - Trưởng nhóm phát triển cộng đồng
Monica Granados |
Monica có bằng tiến sĩ về Sinh thái học, đồng thời là nhà phân tích chính sách về môi trường và biến đổi khí hậu, cô còn tham gia tư vấn chính sách cho chính phủ Canada về khoa học mở.
Monica tham gia PREreview vào tháng 1 năm 2018, ban đầu cô tham gia với tư cách là ủy viên ban cố vấn, hiện cô là trưởng nhóm xây dựng và phát triển cộng đồng cho dự án PREreview.
PREreview góp phần giải quyết những vấn đề hiện hữu trong môi trường học thuật thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng khắp thế giới
Vào tháng 1/2020, trước thực trạng lệnh giãn cách xã hội được thực thi tại nhiều nơi trên thế giới, những cuộc hội thảo hay gặp gỡ trực tiếp để trao đổi của các nhà khoa học bị hạn chế, ngay cả trong phạm vi các phòng thí nghiệm của họ cũng khó tiến hành, PREreview đã tổ chức các câu lạc bộ phòng thí nghiệm ảo về Covid-19 với Journal of Medical Internet Research và với PLOS Pathogens qua mạng internet. Bằng cách này, họ đã mang các nhà khoa học là chuyên gia hàng đầu về lâm sàng hoặc dịch tễ học từ khắp nơi trên thế giới lại cùng nhau để rà soát và xem xét các bản thảo trước công khai trên các kho lưu trữ.
“Đây là điều tuyệt vời nhất mà công cụ này có thể đem lại bởi nó được thiết kế phù hợp với sự ‘bùng nổ’ của các bản thảo trước in có liên quan tới Covid-19. Khi thiết kế, chúng tôi không ngờ là nó có thể hữu dụng trong thực tế tới thế nào và cũng nghĩ đến việc nó có thể góp phần giải quyết các vấn đề chính nảy sinh trong khoa học vì Covid-19” - Monica Granados nói.
Mục tiêu của PREreview không chỉ là Covid-19 mà còn hướng tới những cái đích xa hơn, đó là tăng cường sự đa dạng về bình duyệt học thuật bằng việc hỗ trợ và trao quyền cho cộng đồng các nhà nghiên cứu, đặc biệt là những người ở giai đoạn đầu sự nghiệp.
Hơn 200 nhà khoa học chỉ trích WHO phớt lờ khả năng virus Covid-19 lây truyền qua không khí
Họ cho rằng WHO đã không ý thức được tầm nghiêm trọng của hình thức lây nhiễm này, mà chỉ đưa ra cảnh báo đối với hai đường truyền khác của virus.