Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - ông Võ Văn Minh cho biết, TP.Thủ Dầu Một sẽ lên phương án quy hoạch, xây dựng khu chợ Thủ Dầu Một trở thành điểm du lịch văn hóa lịch sử. Đồng thời, khu vực chợ này được kết nối với phố đi bộ ven sông Sài Gòn cùng các không gian văn hóa thời Pháp như nhà việc Phú Cường và Nhà cổ ông Trần Công Vàng.
Chợ Thủ Dầu Một hay chợ Phú Cường sau nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, ảnh hưởng đến kinh doanh của nhiều tiểu thương đồng thời khiến vẻ đẹp mỹ quan đô thị. Dẫu vậy, trong quá khứ từ khi hình thành đến một đoạn lịch sử dài, chợ Thủ Dầu Một đã mang một màu sắc thật khác.
Chợ Thủ Dầu Một - chợ cổ nhất Bình Dương
Từ rất lâu trước kia, Bình Dương đã là miền đất hứa của bao người.
Trong Gia Định thành thông chí có nhắc tới chợ Băng Bột (chợ Thủ Dầu Một) thuộc trấn Biên Hòa xưa: "Ở tổng Bình Chánh, nhà cửa đông đúc, thuyền bè đến tận bến chợ, có nhiều sản vật ở núi rừng". Trong Đại Nam nhất thống chí cũng có nhắc đến "Băng Bột thị" - chợ Băng Bột, mục tỉnh Biên Hòa chép là chợ Phú Cường: "Chợ Phú Cường ở thôn Phú Cường, huyện Bình An, tục danh chợ Thủ Dầu Miệt (Dầu Một) ở bên lỵ sở huyện, xe cộ ghe thuyền tấp nập đông đảo".
Nói một chút lý do vì sao lại có tên Thủ Dầu Một cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng, do trồng nhiều cây thầu dầu ở miệt vườn nên gọi trại ra Thủ Dầu Một; cũng có người truyền rằng do đồn binh canh giữ tại huyện lỵ Bình An nằm trên ngọn đồi có cây dầu lớn người ta quen gọi là Thủ Dầu Miệt (trong đó thủ là giữ, còn miệt là vùng đất, vậy là cái tên Thủ Dầu Một ra đời).
Dưới thời nhà Nguyễn, vùng đất Thủ Dầu Một ngày nay là trung tâm huyện Bình An, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa. Lỵ sở huyện Bình An khi đó đặt tại thôn Phú Cường thuộc tổng Bình Điền.
Khoảng đầu thế kỷ XVII, vùng đất Phú Cường vẫn còn hoang sơ, nhiều rừng rậm. Vùng ven sông khi đó còn nhiều bãi lầy ngập nước được bồi đắp dần do phù sa sông Sài Gòn. So với thời điểm đó của tỉnh Biên Hòa, chợ Phú Cường được hình thành muộn hơn một số chợ khác của huyện Bình An như chợ Tân Hoa, chợ Thị Tính hay chợ Bình Nhâm Thượng, nhưng khu chợ này vẫn có những đặc trưng riêng biệt.
Bến đò chợ cá Thủ Dầu Một. (Ảnh tư liệu) |
Chợ Thủ Dầu Một trong dân gian được gọi gần gũi là chợ Thủ, đi vào cả thơ ca:
"Chiều chiều mượn ngựa ông Đô
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Đưa về chợ Thủ bán hủ bán ve
Bán bộ đồ chè bán cối đâm tiêu...".
Đến thời Pháp thuộc, huyện Bình An tách khỏi tỉnh Biên Hòa để thành lập tỉnh Thủ Dầu Một. Tỉnh Thủ Dầu Một được chia thành 3 quận: Châu Thành, Hớn Quản, Bù Đốp. Lúc này, làng Phú Cường vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và tỉnh lỵ tỉnh Thủ Dầu Một. Trước khi người Pháp đến đây, chợ Phú Cường đã là nơi buôn bán nhộn nhịp, sầm uất ven sông Sài Gòn.
Tháp Đồng hồ và khu chợ hình thuyền đậm phong cách châu Âu
Khi người Pháp nắm giữ Nam Kỳ lục tỉnh, trong đó có huyện Bình An, tỉnh Biên Hòa - cũng là nơi có chợ Thủ. Qua tay người Pháp, chợ Thủ đã có nhiều biến đổi mới. Trong Địa phương chí Bình Dương viết năm 1888, người Pháp đã lấp con rạch Phú Cường thông với sông Sài Gòn vào năm 1890. Đến năm 1935, người Pháp phục hồi chợ Thủ theo kiểu chợ xưa ở Pháp, có cấu trúc giống với chợ Nam Vang ở Campuchia và chợ Bến Thành ở Sài Gòn. Có chăng điểm họ giữ lại là vẫn để chợ ở vị trí cũ.
Chợ Thủ Dầu Một xưa (Ảnh tư liệu). |
Ba năm sau, chợ Thủ mang diện mạo mới, đẹp hơn so với nhiều nơi khác. Theo cổng thông tin UBND tỉnh Bình Dương, chợ được phân thành 7 khu lớn nhỏ theo hình chữ nhật gồm 3 căn nhà tách biệt nhau. Đi từ phía đường Trần Hưng Đạo có một khu nhà dài gọi là khu Thương Xá có bày các sạp hàng. Sau khu Thương Xá là nhà ngang - khu ăn uống. Phía sau nữa là nhà dãy chợ có thêm tháp Đồng hồ.
Nhà dãy chợ hình con tàu được xây dựng năm 1935, do kiến trúc sư người Pháp Bonnemain thiết kế và khánh thành vào 3 năm sau. Dãy nhà có diện tích 2590m2, xây hai tầng chia thành 2 mái, chiều cao 10.3m.
Chính diện chợ Thủ Dầu Một. Ảnh: Chuyện Xưa |
Tháp Đồng hồ lục giác, nổi bật giữa trung tâm chợ, là biểu tượng cao 23.72 mét với 4 tầng lầu độc đáo. Lầu một, với trần cao 6.5 mét. Từ lầu hai, tháp đắp nổi cột trụ hình lục giác, cấu trúc thu hẹp dần đến đỉnh, mang dáng dấp phong cách tam cấp cổ điển. Đặc biệt, lầu ba là nơi đặt tấm nền bê tông, nền đức từng mét để làm chỗ cho khuôn mặt đồng hồ. Mặt đồng hồ, với nền trắng, số xanh và kim chỉ sơn màu đen. Bốn tấm bê tông che chắn phía trên bảo vệ đồng hồ khỏi thời tiết khắc nghiệt, và chính bốn chiếc đồng hồ trên đỉnh, hướng theo bốn phương Đông Tây Nam Bắc, đánh dấu thời gian và không gian, khắc sâu vào nỗi nhớ của người dân Bình Dương.
Tháp chợ Đồng hồ không chỉ quen thuộc với người dân Bình Dương mà còn là biểu tượng sống động của những thăng trầm lịch sử, chứng kiến từng bước chuyển mình của vùng đất phát triển qua bao thế kỷ.
Chợ Thủ Dầu Một nhìn từ trên cao (Ảnh: VOV) |
Chợ Thủ của bến Bạch Đằng khi ấy là một niềm tự hào lớn của người dân nơi đây. Chợ Thủ khi ấy là nơi giao thương gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ mây tre, sơn mài, điêu khắc gỗ,... Tiểu thương từ lục tỉnh lên buôn bán không quên mang theo những sản vật đặc trưng của vùng lên để giao lưu. Cùng với Cù Lao Phố của Đồng Nai và Bến Nghé của Sài Gòn, chợ Thủ của bến Bạch Đằng khi ấy khắc tên mình trên bản đồ giao thương nhộn nhịp của Đông Nam Bộ.
Ảnh: Lê Ngọc Phương Trinh |
Từ xưa, Thủ Dầu Một là miền đất hứa, sẵn sàng rộng lòng đón bất kỳ ai đến lập nghiệp, tìm cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngày nay, chợ Thủ khoác lên mình sắc thái của đô thị, sầm uất và nhộn nhịp hơn khi mới có phổ đi bộ kết nối người dân hai bên bờ sông.
Chợ đêm ở phố đi bộ Bạch Đằng cạnh khu chợ Thủ. |
Loạt trường cấp 1 nóng nhất các mùa tuyển sinh ở Hà Nội và TP.HCM: Cả nhà chia ca ngồi ở cổng trường, chờ 16 tiếng để nộp hồ sơ!
Đây đều là những trường được đánh giá tốt về chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất.