Theo ông Quang, sự việc ở Đồng Tâm có diễn biến phức tạp từ năm 2017, đặc biệt là sau khi có kết quả của Thanh tra Chính phủ về việc xác định khu vực là đất quốc phòng. Trước sự việc này một số đối tượng tập hợp thành một nhóm gọi là “Tổ đồng thuận” do ông Lê Đình Kình đứng đầu xác định mục tiêu chống đối xây tường rào, sẵn sàng đổ máu để bảo vệ vùng đất này. Những người tham gia nhóm còn chuẩn bị các vũ khí nguy hiểm như lựu đạn, bom xăng.
Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an. |
Thời gian công bố kết quả thanh tra vào cuối năm 2019, nhóm đối tượng này đã gây rối tại chính UBND xã Đồng Tâm, đồng thời chửi bới, đe dọa các đại biểu tham gia, có ý đồ bắt cán bộ, gây cháy cây xăng đồng tâm để thu hút sự chú ý.
Tháng 11/2019, UBND huyện Mỹ Đức đã tiến hành đền bù cho 14 hộ dân trên đất sân bay Miếu Môn và nhận được sự tự nguyện di dời, tuy nhiên trong lúc hai bên đang làm việc, nhóm đối tượng nêu trên tiếp tục đến chống phá, ngăn cản 14 hộ dân.
Cho đến ngày 31/12/2019, Bộ Quốc Phòng tiến hành xây rào quanh khu vực sân bay Miếu Môn trên ba xã thuộc 2 huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ. Từ lúc bắt đầu đã vấp phải sự chống đối của những người cực đoan và nhóm của ông Lê Đình Kình cầm đầu, thậm chí chúng còn tự lột quần áo gây mất trật tự, sau đó cử người giám sát khu vực này và đe dọa sẽ gây cháy nổ, bắt cóc cán bộ xã.
Bộ Công an đã lập phương án từ thấp đến cao, mức độ cao nhất là tiến hành xây dựng phần đất thuộc đồng Sênh, Đồng Tâm, Mỹ Đức. Theo kế hoạch, ngày 9/1 các lực lượng lập chốt bảo đảm an toàn cho UBND xã và các cán bộ. Tuy nhiên, khi đang lập hàng rào thì bị các đối tượng ném lựu đạn, bom xăng, phóng dao hàn tuýp sắp, thậm chí còn dùng loa để thị uy, sau đó chúng rút dần về nhà ông Kình và tấn công ra. Trung tướng Quang thông tin và nhấn mạnh: “Đây là phạm pháp quả tang, nên lực lượng chức năng triển khai phương án vây bắt”.
Theo mô tả của ông Quang, lực lượng công an xây dựng hàng rào để bảo vệ khu vực xây dựng nhưng bị một số người cản trở, gây tiếng nổ, đốt cây xăng. Lúc này buộc lực lượng phải vào thôn Hoành và bảo vệ công trình từ xa, chứ không phải là vào bắt giữ vì không có lệnh, dù biết là đây là nhóm quá khích.
Ban đầu ở chốt số 16 xảy ra va chạm, lực lượng tiến vào khu vực cổng làng thì bị chúng tấn công bằng lựu đạn, quả đầu không gây thương tích. Lực lượng công an được quyền tiến hành biện pháp cần thiết trong trường hợp này. Mặc dù công an liên tục kêu gọi hạ vũ khí và truy đuổi, nhưng các đối tượng vẫn không có dấu hiệu dừng lại, chúng tiếp tục tấn công bằng 2 quả lựu đạn nhưng không có thương vong. Tổ công tác gồm: Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, Đại úy Phạm Công Huy và Thượng úy Dương Đức Hoàng Quân đuổi theo các đối tượng thì bị ngã xuống giếng trời giữa hai gian nhà, sâu khoảng 4m.
“Sau khi các chiến sĩ ngã xuống, các đối tượng lập tức sử dụng bom xăng, đổ xăng ra can, tưới xuống và đốt. Cái này qua đấu tranh khai thác, các đối tượng đã khai nhận”, trung tướng Lương Tam Quang thông tin và khẳng định đây không phải hố chông, rải mảnh sành như tin đồn.
Ngay sau đó, trong vòng 30 phút lực lượng đã bắt được hơn 30 đối tượng tham gia chống đối, riêng ông Lê Đình Kình vẫn cầm trên tay lựu đạn. Bên cạnh đó lực lượng công an cũng thu giữ nhiều vũ khí, hiện đang điều tra về nguồn gốc cung cấp.
Ngày 13/1, 22 đối tượng trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng tại Đồng Tâm, Mỹ Đức đã bị khởi tố. Trong số đó có một số đối tượng đã đầu thú và khai báo làm theo "tổ đồng thuận" do ông Lê Đình Kình đứng đầu. Những người có liên quan như hướng dẫn làm bom xăng, quả nổ và mua vũ khí cũng bị điều tra. Các đối tượng khác mượn danh nghĩa đại diện dân Đồng Tâm thu tiền để khuếch trương thanh thế, số tiền đã chia một phần cho bố con, anh em ông Kình.
Bộ Công an đánh giá nhóm chống đối đã chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch tấn công. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố và nhiều người dân địa phương đã hiểu rõ vấn đề. Trong 50 người có khoảng 20 người nòng cốt còn lại là ủng hộ nhóm Lê Đình Kình. Cơ quan công an đang điều tra, xử lý những người hỗ trợ, tham gia chống đối
Một phụ nữ 59 tuổi ở Hà Nội tử vong vì áp dụng chế độ "ăn thực dưỡng"
Sau 2 tháng ăn thực dưỡng, bệnh tiểu đường của bệnh nhân này không giảm, sụt 7kg, liên tục bị đau bụng.