Boruto đã học được kỹ thuật của Hokage đệ tứ Minato như thế nào?

Boruto sử dụng Phi Lôi Thần Thuật đã tôn vinh di sản của Minato và chứng minh cậu đã vượt qua giới hạn của chính bản thân.

Chương 4 của Boruto: Two Blue Vortex đã mang đến một trải nghiệm đặc biệt đối với người hâm mộ. Chương này không chỉ đánh dấu một trong những khoảnh khắc căng thẳng nhất trong bộ truyện mà còn chứa đựng những thông tin và diễn biến đáng ngạc nhiên. Thậm chí chúng ta có thể xếp nó vào loại gây sốc nhất kể từ khi bộ truyện quay trở lại.

Điều thực sự nổi bật ở chương này là cách nó mở rộng hiểu biết của độc giả về Thập Vĩ và thể hiện cái nhìn tới số phận của một số nhân vật được yêu mến. Tuy nhiên, ấn tượng hơn cả là độc giả được thấy sự trưởng thành của Boruto Uzumaki. Thật khó tin khi thấy Boruto đã trở nên cực kỳ mạnh mẽ trong ba năm qua, cậu đã thông thạo Phi lôi thần thuật - một trong những kỹ thuật đáng gờm nhất trong vũ trụ Naruto.

Kỹ thuật Phi lôi thần thuật là gì?

Phi lôi thần thuật vốn được phát triển bởi Hokage đệ nhị Tobirama Senju, sau đó được hoàn thiện bởi Hokage đệ tứ Minato. Khi thi triển, nó cho phép người dùng dịch chuyển tức thời đến bất kỳ địa điểm nào, miễn là trước đó họ đã đánh dấu điểm đến bằng một ấn kí đặc biệt. 

Minato sử dụng Phi lôi thần thuật khi chiến đấu
Minato sử dụng Phi lôi thần thuật khi chiến đấu

Chính nhờ thông thạo kĩ thuật này mà Minato có biệt danh là "Tia chớp vàng Konoha". Phi lôi thần thuật kết hợp cùng với tốc độ và phản xạ nhanh nhạy vốn có của Minato, đã khiến anh trở thành ninja nhanh nhất trong lịch sử.

Sự phức tạp và hữu ích của kỹ thuật này đã được chứng minh trong cuộc Đại chiến Ninja lần thứ 4. Giờ đây, việc Boruto thành thạo Phi lôi thần thuật chắc chắn là một cột mốc quan trọng trong bộ truyện.

Boruto Uzumaki học Phi lôi thần thuật như thế nào?

Sự tiến bộ vượt bậc của Boruto Uzumaki là một chủ đề đáng được quan tâm. Sau ba năm xa cách, cậu trở lại với lời hứa sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Việc thiếu thông tin chi tiết về quá trình tập luyện của con trai Naruto là một bí ẩn khơi dậy sự tò mò của người hâm mộ.

Chúng ta chỉ biết rằng, sau timeskip, Boruto đã trở nên mạnh mẽ khủng khiếp. Kỹ thuật Phi lôi thần thuật mà Boruto học được là một dấu hiệu rõ ràng về tính linh hoạt ngày càng tăng của cậu trong chiến đấu. Tuy nhiên, người đã dạy Boruto nhẫn thuật này chưa được tiết lộ. Những nghi ngờ đang hướng đến Sasuke hoặc Kashin Koji.

Boruto thi triển Phi lôi thần thuật đến chỗ Thập Vĩ thông qua Code
Boruto thi triển Phi lôi thần thuật đến chỗ Thập Vĩ thông qua Code

Mặc dù Boruto thừa nhận mình không sử dụng Phi lôi thần thuật nhuần nhuyễn như ông nội Minato, nhưng khả năng sử dụng kỹ thuật này của Boruto ngay cả ở giai đoạn đầu là rất ấn tượng. Boruto vẫn đang trong quá trình học hỏi nhưng đã có dấu hiệu trở thành một ninja xuất chúng.

Ngoài ra, so sánh Boruto với Minato có vẻ không công bằng, nếu xét đến kinh nghiệm và chuyên môn sâu rộng của Minato. Việc Boruto dùng được Phi lôi thần thuật không chỉ tôn vinh di sản của Minato mà còn cho thấy cậu đã vượt qua giới hạn của chính bản thân. Người hâm mộ kỳ vọng rằng, với thời gian và sự rèn luyện, Boruto không chỉ có thể sánh ngang mà còn có thể vượt qua Minato.

Boruto đã học được kỹ thuật của Hokage đệ tứ Minato như thế nào?

Boruto dù là thiên tài nhưng vẫn còn một chặng đường dài để có thể hoàn toàn làm chủ được Phi lôi thần thuật. Cậu có thể sử dụng những chiếc kunai đặc biệt mang thương hiệu của Minato để gia tăng sự nhanh nhẹn, thêm yếu tố bất ngờ trong các trận chiến, nâng bản thân lên vị thế một trong những shinobi nhanh nhất thế giới.

Nên nhớ rằng, Boruto có thế mạnh ở khả năng học hỏi nhanh chóng và tích hợp các kỹ thuật mới phù hợp với bản thân. Như vậy, Phi Lôi Thần Thuật sẽ không chỉ là một công cụ để giúp người dùng gia tăng tốc độ, nó còn là cánh cửa mở ra những khả năng chiến lược vô hạn trên chiến trường. 

Bảo Lâm

Lý do khiến Eiichiro Oda muốn trở thành mangaka trước khi sáng tác One Piece

Lý do khiến Eiichiro Oda muốn trở thành mangaka trước khi sáng tác One Piece

Từ khi mới 4 tuổi, Oda đã quyết định trở thành họa sĩ truyện tranh để tránh phải kiếm một “công việc thực sự”.