Một trong những bài tập mỹ thuật của học sinh tiểu học thường là vẽ lại người thân trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị em. Dù nét vẽ còn nguệch ngoạc, tô màu còn lem nhem nhưng những bức vẽ người thân đều chứa đựng tình cảm của trẻ, đôi khi còn ẩn chứa tâm sự, điều trẻ muốn thổ lộ. Tuy nhiên, cũng có những bức tranh rất hài hước, "vạch trần" thói quen xấu của ông bà, cha mẹ, khiến ai xem xong tranh cũng phải phì cười.
Chẳng hạn mới đây, bức tranh vẽ mẹ của một em học sinh đã gây sốt mạng xã hội vì quá chân thật, hài hước. Trong bức tranh của em, mẹ đang nằm dài, gác chân, tay thì cầm một thứ giống máy tính bảng và chăm chú xem thiết bị này. Trong bức tranh cũng đề rõ "Mẹ của em" (我的妈妈).
Bức vẽ mẹ em |
Đây không phải lần đầu, các bà mẹ bị con "tố" thói quen "dán mắt" vào các thiết bị điện tử. Trước đó cũng từng có một em học sinh tiểu học ở Trung Quốc vẽ mẹ đang nghịch điện thoại. Người mẹ này đang mặc một bộ đồ ngủ cotton rộng rãi, ngồi ở đầu giường, bắt chéo chân, trong khi tay cũng cầm điện thoại di động và rất chăm chú xem điện thoại.
Một bức vẽ mẹ nghịch điện thoại di động khác |
Cộng đồng mạng đã hài hước gọi những em học sinh này là các họa sĩ tài năng của trường phái vẽ tranh... chân thực. Nói đùa thì vậy nhưng thực tế là sau khi xem xong tranh, nhiều phụ huynh đã phải giật mình.
Từ những bức tranh của trẻ em, chúng ta có thể thấy rằng trẻ quan sát rất kỹ những hành động, trạng thái thường ngày ở nhà của cha mẹ. Từ dáng vẻ cha mẹ ngồi, nằm ra sao, gác chân hay ngồi dựa tường, làm việc nhà hay ngồi nghịch điện thoại,... trẻ đều thấy và để ý hết.
Vì vậy, với tư cách là cha mẹ, đừng lúc nào cũng nghĩ rằng con còn nhỏ, dại khờ chưa biết gì mà buông thả, không chú ý đến hành vi của bản thân. Cha mẹ muốn con lớn lên ưu tú thì ngay từ khi con còn nhỏ, chính cha mẹ phải có lối sống mẫu mực để làm gương cho con.
Nếu hàng ngày, cha mẹ không bao giờ đọc lấy một cuốn sách, khi có thời gian rảnh liền chỉ chăm chăm nghịch điện thoại, xem TV,... thì làm sao có thể nhắc nhở con tự giác học tập được. Nên nhớ, cha mẹ chính là tấm gương, là người thầy đầu tiên của con và một trăm lời nói suông không bằng hành động thực tế!
Xuất hiện 1 bài toán tiểu học gây "lú": Bố 35 tuổi, con bằng tuổi bố, hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi?
Bạn có hướng giải cho bài toán "độc lạ" này không?