Khi bụng đói, chúng ta thường có xu hướng cố gắng lấp đầy nó mà không quá quan trọng trong lựa chọn thực phẩm. Tuy nhiên, khi đói cũng là lúc niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương do không có thức ăn để trung hòa axit dạ dày. Nếu ăn thực phẩm không phù hợp không chỉ gây đau hay hại dạ dày mà còn ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ dinh dưỡng, tiêu hóa tổng thể và lượng đường huyết toàn cơ thể.
Vì vậy, dù là thực phẩm tốt như trái cây cũng có một số loại không nên ăn khi bụng đói. Nếu ăn 7 loại trái cây dưới đây vào lúc đói, bạn đang tự hủy hoại dạ dày “nhét sỏi” vào người mà không hay:
1. Hồng
Hồng chứa nhiều tanin (chất làm se) và pectin (một loại chất xơ hòa tan). Khi ăn hồng lúc bụng đói, dưới tác động của dịch dạ dày (axit hydrocloric), các chất này kết hợp lại và dễ dàng tạo thành khối đông cứng trong dạ dày. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, buồn nôn.
Không nên ăn hồng khi đói, nhất là hồng còn chưa chín kỹ (Ảnh minh họa) |
Đặc biệt, các khối đông cứng này có thể không tan được, tích tụ và trở thành sỏi dạ dày. Nếu không điều trị kịp thời, sỏi dạ dày có thể dẫn đến tắc nghẽn nghiêm trọng, thậm chí phải phẫu thuật để loại bỏ.
2. Dứa
Dứa chứa nhiều enzyme bromelain và axit hữu cơ. Khi ăn lúc bụng đói, bromelain có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây cảm giác nóng rát, đau bụng. Bromelain cũng làm tăng tiết axit dạ dày, khiến những người có bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày-thực quản cảm thấy khó chịu hơn.
Ăn dứa khi bụng đói cũng làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày sẵn có. Do dạ dày tiết nhiều axit hơn.
3. Trái cây họ cam, quýt
Các loại trái cây thuộc họ cam quýt (như cam, quýt, bưởi…) chứa rất nhiều axit citric. Nếu ăn khi ăn vào lúc bụng đói, lượng axit này có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Điều này dễ gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, dẫn đến cảm giác khó chịu, buồn nôn hoặc đau bụng, co thắt dạ dày.
Với những người đã có bệnh lý về dạ dày, việc tiêu thụ cam quýt khi đói có thể làm tình trạng viêm loét trở nên nặng nề hơn. Do sự tăng axit không được trung hòa bởi thức ăn.
4. Vải thiều
Ít người biết rằng vải thiều không nên ăn khi đói. Do vải thiều chứa hàm lượng đường tự nhiên cao, khi ăn lúc bụng đói có thể gây ra sự mất cân bằng đường huyết, đặc biệt là khi hệ tiêu hóa chưa được kích hoạt đủ để tiêu hóa lượng đường lớn này.
Điều này có thể dẫn đến cảm giác chóng mặt, mệt mỏi và thậm chí ngất xỉu do giảm lượng đường trong máu quá nhanh. Đường trong vải thiều cũng dễ lên men trong dạ dày trống rỗng, dẫn đến đầy hơi, khó chịu.
5. Cà chua
Cà chua ngon và tốt nhưng ăn khi bụng đói không tốt cho dạ dày (Ảnh minh họa) |
Cà chua chứa nhiều axit tự nhiên, bao gồm axit malic và axit citric. Nếu ăn lúc bụng đói sẽ tăng lượng axit trong dạ dày, dẫn đến kích ứng niêm mạc dạ dày. Từ đó có thể gây cảm giác nóng rát, khó chịu ở vùng dạ dày, đầy bụng, khó tiêu hoặc làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Đối với những người có tiền sử viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày - thực quản, kiểu ăn uống này khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Ăn cà chua lúc đói cũng có thể gây sỏi dạ dày. Do nó có chứa tanin và pectin, khi kết hợp với axit trong dạ dày và các yếu tố khác tạo thành các khối rắn. Ngoài ra, ăn cà chua khi đói ức chế sự hấp thụ các khoáng chất như canxi và magie ở mức độ nhất định.
6. Chuối
Chuối chứa nhiều kali và magie, khi ăn lúc bụng đói, cơ thể hấp thụ nhanh chóng lượng magie, gây mất cân bằng khoáng chất trong máu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tim mạch mà còn có thể làm cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, gây cảm giác buồn nôn hoặc khó chịu.
Ăn chuối khi đói cũng làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Bởi lượng magie cao có thể ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày và ruột, dẫn đến tiêu chảy hoặc khó tiêu. Lặp lại lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa, làm việc của dạ dày và tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
7. Táo gai
Táo gai (sơn trà) có thể gây hại cho dạ dày và dẫn đến hình thành sỏi nếu ăn khi bụng đói . Lý do là nó chứa axit hữu cơ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, gây cảm giác nóng rát và khó chịu, đau dạ dày do kích ứng niêm mạc. Nó cũng có thể gây đầy hơi, trướng bụng do sự phản ứng của dạ dày với axit và chất xơ trong táo.
Ăn táo gai khi đói có thể gây đau dạ dày, hình thành sỏi dạ dày rất nhanh (Ảnh minh họa) |
Đặc biệt, táo gai chứa tannin - một loại polyphenol có thể kết hợp với protein trong dạ dày và tạo ra các khối rắn. Khi ăn lúc bụng đói, những khối này có thể tích tụ lại và hình thành sỏi dạ dày.
Nguồn và ảnh: Health TVBS, Eat This
Táo và cam, loại trái cây nào tốt hơn cho sức khỏe?
Một quả táo mỗi ngày có thể giúp bạn không phải đến gặp bác sĩ, nhưng liệu một quả cam có mang lại hiệu quả tương tự?