Các công ty Trung Quốc tranh nhau đăng ký nhãn hiệu 'metaverse' bất chấp Bắc Kinh cảnh báo rủi ro

Theo The Sunday Times, công ty tình báo an ninh mạng Cyble đã phát hiện số lượng tài khoản Zoom khổng lồ nêu trên và mua với giá 1,25 cent mỗi tài khoản, tức 6.250 USD cho toàn bộ tài khoản. Bên bán là một người Nga, giao dịch bằng Telegram – ứng dụng cho phép trò chuyện ẩn danh.

Tờ South China Morning Post (SCMP) dẫn dữ liệu đăng ký thương mại mới nhất cho biết, các công ty ở đại lục đang gấp rút đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse, được dịch là Yuanyuzhou trong tiếng Trung Quốc, bất chấp cảnh báo của Bắc Kinh về rủi ro liên quan đến khái niệm mới.

Theo tờ Securities Daily đưa tin hôm 20/12, tính đến hết ngày 19/12 đã có hơn 1.360 công ty Trung Quốc, chủ yếu là các công ty công nghệ, nộp đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse, bước tăng nhảy vọt so với ba tháng trước khi chỉ có 130 công ty nộp đơn.

ba0ba43f-474b-4fcb-b21f-9e42bc1fa4f6_78604b01.jpg
Một tác phẩm sắp đặt nghệ thuật nhập vai mang tên Ảo giác máy - Không gian: Metaverse, của nghệ sĩ Refik Anadol, đã được chuyển đổi thành NFT. Ảnh: Reuters

Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse riêng lẻ tính đến thời điểm cùng ngày đã đạt 8.534 đơn, vì các doanh nghiệp đăng ký thêm nhiều nhãn hiệu. Ví dụ, NetEase, công ty trò chơi điện tử lớn thứ hai của Trung Quốc sau Tencent Holdings, nộp đơn đăng ký 26 nhãn hiệu liên quan đến metaverse, bao gồm các tên như “vệ tinh metaverse” (metaverse satellite) và “triển lãm metaverse” (metaverse exhibition). Hầu hết các đơn đăng ký nhãn hiệu hiện ở trạng thái “đang chờ xử lý” hoặc đang được “kiểm tra nội dung”.

Theo SCMP, tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei Technologies Co và Hisense, thương hiệu truyền hình lớn nhất Trung Quốc, cũng đã nhập cuộc vào tuần trước.

Huawei nộp đơn đăng ký Meta OS và Hisense đã đăng ký một số nhãn hiệu metaverse trong lĩnh vực bán hàng quảng cáo, dịch vụ xã hội và công cụ khoa học.

Tencent, chủ sở hữu của siêu ứng dụng đa năng WeChat và là công ty trò chơi điện tử lớn nhất thế giới tính theo doanh thu đệ trình đăng ký gần 100 nhãn hiệu gồm có QQ Metaverse, QQ Music Metaverse và Kings Metaverse.

Một số nền tảng video trực tuyến Kuaishou và iQiyi, cũng như các nhà sản xuất ô tô điện Xpeng và Li Auto tìm cách đăng ký nhãn hiệu metaverse riêng trong những tháng gần đây.

a21a4927-1839-41a6-82e1-0b74ac301488_0d8394d6.jpg
Tác phẩm Machine Hallucinations — Space: Metaverse của nghệ sĩ Refik Anadol. Ảnh: Reuters

Metaverse hứa hẹn một thế giới ảo nhập vai sống động như thật, nơi mọi người có thể gặp gỡ, làm việc và giải trí, và được nhiều người coi là sự lặp lại tiếp theo của internet.

Các giao dịch và mua các vật phẩm ảo trong metaverse được thực hiện bằng tiền điện tử, được hỗ trợ bởi các mã thông báo không thể thay thế (NFT) hoặc các tài sản kỹ thuật số khác.

Mặc dù các công ty Trung Quốc vội vàng áp dụng khái niệm metaverse, nhưng chính phủ vẫn giữ thái độ thận trọng, thể hiện qua các bài bình luận trên phương tiện truyền thông nhà nước.

Ngày 9/12, tờ Nhân Dân Nhật báo (People’s Daily) đưa ra cảnh báo mới về metaverse, nói rằng việc mua bán “tài sản ảo” mang theo rủi ro biến động, gian lận, gây quỹ bất hợp pháp và rửa tiền.

Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc cảnh báo "sự điên cuồng" của thị trường metaverse và nhấn mạnh mọi đơn vị tham gia cần phải "giữ lý trí để không lạc lối" trong cuộc đua mới.

(Nguồn: South China Morning Post)

LAN ANH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương