"Tôi sẽ không bình luận về việc họ có can thiệp hay không", bà Yellen nói với các phóng viên vào ngày 4/5.
Tuy nhiên, bà cho biết đồng yên "đã di chuyển khá nhiều trong một khoảng thời gian tương đối ngắn", đồng thời nói thêm, "chúng tôi cho rằng những can thiệp này sẽ hiếm khi xảy ra và việc tham vấn sẽ diễn ra".
Chính quyền Nhật Bản dường như đã tham gia thị trường để hỗ trợ đồng yên hai lần trong tuần qua. Lần đầu tiên xảy ra sau khi đồng yên suy yếu vượt mức 160 yên đổi 1 USD, lần đầu tiên sau 34 năm, tiếp theo là một lần khác sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed0 Jerome Powell cho biết việc tăng lãi suất khó có thể là động thái lãi suất tiếp theo của ngân hàng trung ương Mỹ.
Việc Fed tăng lãi suất làm suy yếu đồng yên so với đồng USD, vì vậy những bình luận của Powell đã giúp việc mua đồng yên khiến đồng tiền này chuyển sang hướng khác dễ dàng hơn.
Phân tích của Bloomberg về dữ liệu tài khoản vãng lai của Ngân hàng Nhật Bản cho thấy Nhật Bản có thể đã chi gần 60 tỷ USD cho các hành động này. Gần cuối tuần, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki từ chối xác nhận việc nước này đã can thiệp.
Tuyên bố của bà Yellen về sự can thiệp của Nhật Bản trong hai năm qua rất khác nhau. Bà thường xuyên chỉ ra một thỏa thuận lâu dài giữa Nhóm 7 nước cho phép thị trường xác định tỷ giá hối đoái.
Bà cũng cho biết sự can thiệp chỉ có thể được biện minh nếu nó nhằm mục đích xoa dịu sự biến động nhưng không ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Bà Yellen lặp lại những điểm đó vào ngày 4/5.
Tuy nhiên, khi Nhật Bản trước đó can thiệp để tăng giá đồng Yên, bà đã tránh chỉ trích các động thái này.
Bà Yellen đã có mặt tại bang chiến trường Arizona để phát biểu về các chính sách kinh tế của chính quyền Tổng thống Biden. Bà cũng phát biểu vào ngày 3/5 tại Sedona để nói rằng việc quay lưng lại với nền dân chủ ở Mỹ sẽ làm suy yếu sức mạnh kinh tế của đất nước.