Cảnh báo mối nguy hiểm từ cồn công nghiệp "đội lốt" cồn y tế

Người dân đang được khuyến cáo rửa tay với cồn để diệt virus COVID-19 nhưng nếu mua phải cồn giả hoặc cồn công nghiệp “đội lốt" cồn y tế thì vô cùng nguy hiểm.

Theo quy định, cồn y tế phải được đăng ký và công bố chất lượng và chứa từ 70% - 90% ethanol. Cồn y tế chỉ được phép không quá 0,02% methanol, các thành phần không được quá 0,03% và nhiều yêu cầu chất lượng khắt khe khác.

Hiện sự mập mờ trong việc ghi nhãn mác của một số nhà sản xuất khiến người dùng nhầm là cồn y tế tinh khiết. Bởi trên nhãn chai cồn chỉ ghi cồn 70 độ, cồn 90 độ và ghi công dụng sát trùng dụng cụ, sát trùng vết thương, làm chín thực phẩm nhưng không ghi thành phần. Sự nhầm lẫn đã khiến không ít người ngộ độc vì cồn chứa hàm lượng methanol. Hàm lượng methanol cao trong cồn công nghiệp có thể gây mù, có tác hại với hệ thần kinh, gây tổn thương não.

Theo BS Nguyễn Trung Nguyên (Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai), cồn y tế sử dụng chính vào mục đích sát trùng nhưng chỉ có thành phần chính là methanol sẽ không sát trùng đảm bảo, thậm chí khiến vết thương dễ nhiễm trùng

Cảnh báo mối nguy hiểm từ cồn công nghiệp “đội lốt
Cảnh báo mối nguy hiểm từ cồn công nghiệp “đội lốt" cồn y tế. 

Để tránh những nguy hại khi phải sử dụng cồn y tế giả, mọi người chỉ nên mua và sử dụng các loại cồn y tế là sản phẩm của các công ty y tế đã có số đăng ký hoặc công bố trên nhãn mác. Các thành phần trên nhãn mác sản phẩm, mọi người cần đọc kĩ như đơn vị sản xuất, số đăng ký sản phẩm, số công bố sản phẩm, hạn sử dụng... Việc mua hàng chính hãng của công ty nếu có xảy ra rủi ro có nơi truy cứu trách nhiệm, nhất là khi mua về làm nguyên liệu sản xuất nước rửa tay sát khuẩn như hiện nay hay làm mỹ phẩm.

Theo ThS. BS. Nguyễn Trung Nguyên vừa qua Trung tâm Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận 1 trường hợp bệnh nhân ngộ độc methanol (cồn công nghiệp nặng) sau khi uống 1 chai cồn 90 độ.  Điều đặc biệt, chai cồn này được ghi dưới mác cồn y tế nhưng thực chất nó là cồn công nghiệp không thể sử dụng trong y tế. Điều này cho thấy một vấn đề rất đáng lo ngại hiện nay, đó là trên thị trường đang xuất hiện loại cồn với mác “cồn y tế” nhưng thực chất lại là cồn công nghiệp và nó không hề có tác dụng sát trùng mà chỉ dùng để làm nguyên liệu.

Từ ca ngộ độc này, theo BS. Nguyên sẽ có cảnh báo cho bác sĩ và cả người dân. Bởi, trong thời kỳ này, người dân được khuyến cáo rửa tay và sát trùng với cồn y tế để phòng dịch bệnh nên nhiều người có thể mua cồn y tế về sử dụng sát trùng nhưng thực tế lại mua phải cồn công nghiệp methanol không có tác dụng sát trùng mà chỉ có tác dụng làm nhiên liệu, như vậy cũng rất nguy hiểm. 

Theo bác sĩ Nguyên, cả triệu người đang được khuyến cáo rửa tay với cồn để diệt vi khuẩn thì cồn lại là cồn giả, đây mới thực sự là điều nguy hiểm.

Bác sĩ Nguyên cũng nhấn mạnh, bản thân cồn chứa methanol đã tồn tại từ nhiều năm nay nên người dân nghĩ đây là cồn y tế và dùng nó để sát trùng nhưng vừa không có tác dụng mà lại còn gây nguy hiểm. 

Ngộ độc Methanol là vấn đề cần lưu ý khi chúng ta phải đối mặt với rất nhiều nước rửa tay sát khuẩn không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên thị trường, chỉ cần dung dịch này dùng sai cồn, dùng cồn công nghiệp chứ không phải còn y tế (ethanol) thì rất nguy hiểm.  

Cồn có 3 loại khác nhau: cồn công nghiệp là loại cồn có thành phần chứa cồn Methanol, cồn y tế hoàn toàn chỉ chứa etanol và rượu. Trong đó mục đích sát khuẩn tay chỉ có thể là cồn y tế có nồng độ thấp hơn 60 độ. Rượu chưa etanol thì có nồng độ cồn thấp không đủ nồng độ diệt khuẩn, trong khi cồn công nghiệp chứa Methanol chất độc.

Tự pha chế dung dịch rửa tay khô theo khuyến cáo của WHO

WHO đã đưa ra công thức tự pha chế dung dịch rửa tay khô với một số lưu ý, gồm công thức dùng để pha chế 10 lít dung dịch rửa tay, thể tích mỗi lần pha chế không được vượt qua 50 lít.

Nguyên liệu:

- Chai xịt, lọ để chiết dung dịch.

- Bình thủy tinh dung tích 10lít.

- Phễu nhỏ.

- Cồn y tế 96%: 8333ml (tác dụng khử trùng).

- Ôxy già.

- Glycerin 98%: 145ml (giữ ẩm da tay).

- Nước cất hoặc nước đun sôi để nguội.

Cách thực hiện:

- Đong 8333ml cồn rồi đổ vào bình chứa 10 lít.

- Tiếp tục đong 417ml ôxy già rồi thêm vào bình chứa.

- Đong 145ml glyxerin rồi cho vào bình chứa hỗn hợp trên. Sau khi đổ xong cần tráng bình đong gylxerin bằng nước cất/ nước đun sôi để nguội khoảng 2- 3 lần do dung dịch có tính chất nhớt. Nước tráng bình sẽ đổ vào bình chứa hỗn hợp.

- Đổ nước cất/nước đun sôi để nguội vào bình chứa khi hỗn hợp dung dịch trong bình chạm đến mốc 10lít; vặn nắp ngay để tránh bay hơi.

- Lắc đều bình 10lít để trộn đều các dung dịch bên trong bình.

- Chiết dung dịch vừa pha chế sang những lọ nhỏ hơn 50ml, 100ml... Khi chiết xong cần chờ 72 tiếng để các loại vi khuẩn trong bình chiết bị tiêu diệt thì mới sử dụng được.

Lưu ý: Các dụng cụ, nguyên liệu bên trên chúng ta mua tại các cơ sở y tế. Cồn y tế có khả năng bắt cháy nên khi tiến hành pha chế cần tránh xa những khu vực lửa, nguồn điện. Rửa sạch các dụng cụ pha chế và có găng tay đeo khi thực hiện.

VIÊN VIÊN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương