Chính sách tín dụng đã khiến thị trường bất động sản “thấm đòn”, mà theo cách của nhiều chuyên gia thì tình trạng này kéo dài sẽ để lại hệ luỵ hậu quả vô cùng lớn cho thị trường BĐS – lĩnh vực đóng góp có những đóng góp hết sức quan trọng trong toàn nền kinh tế.
Ghi nhận cho thấy, thị trường đất nền Tp.HCM và vùng lân cận tiếp tục rơi vào trầm lắng từ khoảng tháng 5/2022 đến nay. Riêng đất nền khu vực Tp.HCM như Q.9 (cũ), huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh…không xuất hiện nguồn cung mới, chủ yếu đến từ các nền đất lẻ trong các khu dân cư trước đó. Đây cũng là nguồn hàng “ăn chắc mặc bền” của môi giới BĐS từ trước đến nay. Suốt 3-4 năm nay, các sản phẩm này liên tục tăng giá. Mức tăng đạt 5-6 lần so với thời điểm năm 2015. Đây có lẽ là giai đoạn đất nền “hạ nhiệt” rõ thấy nhất trong các năm qua. Có những nền đất, nhà đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng đến 60 -70% đang “cố từng ngày” để thoát nợ. Theo các môi giới, sự lựa chọn của người mua ở thời điểm này là rất đa dạng. Dĩ nhiên, trong số các sản phẩm nhà đầu tư gửi bán lại, vẫn có sản phẩm đang ở mức giá đi ngang hoặc nhích nhẹ so với đầu năm 2022.
Dự báo của một số chuyên gia, đất nền vốn là phân khúc bị ảnh hưởng nặng nề khi siết tín dụng do tỉ lệ đầu cơ ở loại hình này luôn cao. Tuy nhiên, đây lại là phân khúc dễ phục hồi do nhu cầu đầu tư cũng như mua ở liên tục có, và tăng theo thời gian. Vì thế, dự báo, đất nền Tp.HCM và vùng phụ cận sẽ phục hồi sau năm 2023. Những nhà đầu tư nào nắm giữ được tài sản tốt, dòng tiền tốt có cơ hội rất lớn.
Hầu như đến lúc này gần như hiện tượng “cắt lỗ” bán dưới giá vốn là có thật. Không nhà đầu tư nào lại muốn gồng gánh lãi cao, hoặc đau đầu về dòng tiền. Áp lực lắm họ mới gửi bán lại dưới giá mua vào. Bản thân những nhà đầu tư có kinh nghiệm, họ hiểu rằng, BĐS càng để lâu càng lên giá, không mất giá trị. Thế nhưng, vì áp lực nhiều thứ, nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán ra. Thậm chí, cố bán được hàng giai đoạn trước Tết.
Tình trạng bán hàng dưới giá vốn, cắt lỗ đang diễn ra trên phạm vi rộng. Nhiều nhà đầu tư “đuối sức” muốn ra hàng nhanh để thu dòng tiền vào cuối năm nay. Nhất là thời điểm cận Tết, điều này lại càng trở nên áp lực hơn với nhà đầu tư.
Ghi nhận cho thấy, số lượng nhà đầu tư gửi hàng môi giới bán lại đã tăng mạnh từ thời điểm đầu tháng 10/2022. Bên cạnh các nhà đầu tư bán ngang giá vốn thì không ít trường hợp chấp nhận bán lỗ, thậm chí lỗ sâu để thu dòng tiền. Tại khu vực Q.9 cũ, hiện các căn nhà phố trong dự án đang được môi giới liên tục rao bán “cắt lỗ”. Thông tin “hàng ngộp” xuất hiện nhan nhãn trên các hội nhóm, tin rao bất động sản…đáng chú ý, có một vài BĐS áp lực theo dạng “xả hàng” đã bắt đầu xuất hiện ở phân khúc đất nền.
Tổng Hợp