Chính sách ‘zero Covid’ của Trung Quốc khiến Hồng Kông và Thượng Hải đang mất dần sức hút

Đường chân trời lấp lánh của Hồng Kông và Thượng Hải từ lâu đã gắn liền với sự giàu có và hào nhoáng.

Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, sự hào nhoáng đã không còn và thay thế vào đó là một thực tế tồi tệ hơn rất nhiều khi mà nhà chức trách ở hai trung tâm tài chính quốc tế này đang cố gắng tìm mọi cách để ngăn chặn các đợt bùng phát biến chủng Omicron.

220421095005-03-china-hubs-shanghai-hong-kong-covid-exlarge-169.jpg
TP Thượng Hải vắng vẻ khi chính quyền phong tỏa (ảnh chụp ngày 21/4). 

Các biện pháp chống dịch cực đoan đã hạn chế rất nhiều đối với cuộc sống của cư dân ở cả hai thành phố này.

Thượng Hải hiện đã bước vào tuần thứ ba của đợt phong do chính phủ ủy quyền trong khi Hồng Kông phải chịu cảnh cách ly và hạn chế đi lại năm thứ ba liên tiếp.

Việc đóng cửa biên giới đã khiến việc đi lại giữa hai trung tâm này với thế giới hầu như bị tắc nghẽn.

Hôm thứ Ba, chỉ một chuyến bay duy nhất đến Hồng Kông từ bên ngoài châu Á - Thái Bình Dương - trái ngược hoàn toàn với thời kỳ trước đại dịch khi mà sân bay của thành phố được xem là một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới. Nó thường xuyên đón 1.100 chuyến bay chở khách và hàng hóa mỗi ngày đến và đi từ 200 điểm đến quốc tế.

Giờ đây, phần lớn giao thông là hướng ra ngoài, những chuyến đi mang theo những người chạy khỏi Hồng Kông để đến nơi ít hạn chế do đại dịch Covid-19 hơn.

Vào tháng Hai và tháng Ba, hơn 180.000 người đã rời Hồng Kông trong khi chỉ có khoảng 39.000 người nhập cư, theo dữ liệu nhập cư của chính quyền đặc khu.

Thượng Hải, giống như Hồng Kông, là nơi sinh sống của một số lượng lớn cư dân nước ngoài - nhưng những lo ngại đang gia tăng khiến điều này cũng có thể sớm thay đổi.

Jörg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, ước tính Trung Quốc đã mất khoảng 50% tổng số người châu Âu kể từ khi đại dịch bắt đầu - và ông cảnh báo có thể có một cuộc di cư khác của các gia đình vào mùa hè này, khi mà năm học kết thúc.

"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu một nửa trong số (những người còn lại) rời đi", ông nói với CNN vào tuần trước.

Một báo cáo gần đây của Phòng Thương mại Anh tại Trung Quốc dường như cũng tương đồng với đánh giá này và lưu ý rằng, các trường quốc tế ở Trung Quốc có thể có ít nhất 40% giáo viên nghỉ việc trước năm học sắp tới - điều này có thể khiến nhiều gia đình phải chuyển chỗ ở.

220421094709-01-china-hubs-shanghai-hong-kong-covid-exlarge-169.jpg
Hành khách tại sân bay ở Hồng Kông vào ngày 1/4.

Nguyên nhân thúc đẩy những chuyến khởi hành này là do Trung Quốc tuân thủ chính sách không khoan nhượng dựa trên sự kết hợp của việc kiểm dịch nghiêm ngặt ở biên giới, buộc người dân ở tại nhà và xét nghiệm hàng loạt nhằm loại bỏ các trường hợp lây nhiễm Covid.

Nhưng, những biện pháp đó không còn đủ khả năng khi đối mặt với làn sóng Omicron mới nhất. Hồng Kông ghi nhận tỷ lệ tử vong trên đầu người cao nhất ở châu Á và châu Đại Dương vào tháng trước khi các ca bệnh tăng đột biến khi mà biến thể này đã xâm nhập vào các viện dưỡng lão. Thượng Hải chìm vào khủng hoảng ngay sau đó, với toàn bộ 25 triệu cư dân bị bắt buộc ở nhà vào cuối tháng Ba.

Nhiều người ở Thượng Hải đã phàn nàn về việc không thể tiếp cận thực phẩm, nguồn cung cấp cơ bản và thậm chí là chăm sóc y tế trong trường hợp khẩn cấp. Các báo cáo về việc nhân viên y tế buộc người già phải cách ly và các nhân viên y tế giết chết một con chó corgi sau khi chủ nhân của nó xét nghiệm dương tính đã làm dấy lên cơn thịnh nộ hiếm hoi của công chúng đối với chính phủ trên mạng xã hội Trung Quốc.

"Thượng Hải thực sự đang đẩy chúng tôi vào chân tường. Họ không đối xử với chúng tôi như con người chút nào", một người dùng viết trên Weibo, nền tảng giống Twitter bị kiểm duyệt cao của Trung Quốc.

"Tôi thực sự không thể hiểu nổi. Sao có thể tệ đến thế này? Chuyện gì đang xảy ra với Thượng Hải vậy?", một bình luận khác trên Weibo.

Trước làn sóng bùng phát mới, các quan chức Thượng Hải, những người đã rất tự hào về cách tiếp cận của mình trước đó- đã hạn chế xét nghiệm hàng loạt – điều mà được thấy ở các thành phố lớn khác của Trung Quốc.

Hồng Kông cũng vậy.

Đặc khu này đã từng được ca ngợi là một câu chuyện thành công nhưng cũng đã rơi vào khủng hoảng khi biến chủng mới xuất hiện.

Mặc dù trước đó Hồng Kông đã phải đối mặt với một số đợt bùng phát, tỷ lệ chết tử vong vẫn ở mức thấp cho đến khi đợt thứ năm bùng phát vào tháng Hai. Nguy cơ lây nhiễm dường như thấp đến mức nhiều người dân - đặc biệt là người già - không coi tiêm chủng là ưu tiên, khiến phần lớn thành phố dễ bị tổn thương khi Omicron tấn công.

Giờ đây, khi ngày càng có nhiều cư dân muốn rời đi, cảm giác an toàn tương đối - và vị thế của cả hai thành phố là thủ đô du lịch và thương mại quốc tế - dường như trở nên xa vời hơn bao giờ hết.

Josh Vaughn, một doanh nhân người Mỹ ở Thượng Hải, người sở hữu một thương hiệu kính mát buôn bán trực tuyến cho biết: “Chúng tôi đã trải qua hơn một tháng mà không kiếm được tiền từ việc kinh doanh. Nó khiến tôi căng thẳng khi nghĩ về nó bởi vì tôi không biết khi nào thì đợt phong tỏa này mới kết thúc ... Tôi rất sợ rằng đây có thể là dấu chấm hết cho công việc kinh doanh của tôi".

Vaughn nói rằng, sau khi dương tính với Covid vào tháng này, anh đã phải đối mặt với sự thù địch từ những người hàng xóm, những người miễn cưỡng để anh trở lại tòa nhà chung cư sau khi xuất viện.

Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu, cảnh báo rằng tác động kinh tế của các hạn chế Covid của Trung Quốc có thể thúc đẩy một số công ty nước ngoài xem xét chuyển trụ sở khu vực ra khỏi Trung Quốc lớn hơn và điều này khiến các trung tâm kinh doanh lớn như Thượng Hải và Hồng Kông được đặt vào một tương lái khó đoán.

im-518476.jpg
Chính sách phong tỏa nghiêm ngặt khiến nhiều người phải rời Hồng Kông và Thượng Hải.

Singapore, quốc gia trong nhiều năm đã cạnh tranh với Hồng Kông cho danh hiệu trung tâm kinh doanh quốc tế hàng đầu châu Á, là quốc gia châu Á đầu tiên tuyên bố sẽ chuyển từ chính sách “zero-Covid” sang sống chung với virus vào năm ngoái. Một số người trong lĩnh vực kinh doanh của Hồng Kông hiện đang chú ý đến thành phố Đông Nam Á này, nơi đã dỡ bỏ tất cả các yêu cầu kiểm dịch đối với khách du lịch đã tiêm phòng vào tháng Tư.

Chính quyền Hồng Kông đã thừa nhận vị thế bấp bênh này.

Vào tháng 3, nhà lãnh đạo đặc khu Carrie Lam từng nói rằng, bà có cảm giác rất rõ ràng rằng sự khoan dung của mọi người đang mất dần ... rằng một số tổ chức tài chính đang mất kiên nhẫn về tình trạng bị cô lập này vì Hồng Kông là một trung tâm tài chính quốc tế.

Trong một nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của Hồng Kông, bà Lam đã dỡ bỏ một số lệnh cấm bay và rút ngắn các yêu cầu kiểm dịch vào tháng trước. Nhưng có thể là quá ít, quá muộn - đặc biệt là khi các quan chức Trung Quốc và phương tiện truyền thông nhà nước đã đưa ra những lời lẽ tung hô, ca ngợi chính sách “zero-Covid” của Trung Quốc, mang lại rất ít hy vọng rằng hai trung tâm tài chính quốc tế này sẽ sớm mở cửa trở lại.

Gabriele, một cư dân Ý ở Thượng Hải, người chỉ yêu cầu được xác định tên của mình, đã có kết quả xét nghiệm dương tính vào đầu tháng 4 và từ đó bị giam trong căn hộ của mình hơn ba tuần, mô tả tình huống như một "cơn ác mộng".

Ông Gabriele cho biết, các nhân viên y tế nói rằng họ sẽ đến kiểm tra mình một lần nữa nhưng họ đã "không bao giờ xuất hiện", và nỗ lực liên hệ với chính quyền địa phương không đi đến đâu. “Chúng tôi cảm thấy bất lực”, anh nói thêm.

Bây giờ, anh Gabriele đang nghĩ đến việc chuyển nhà - bỏ lại thành phố mà anh ấy đã từng yêu.

"Thành phố hoàn toàn mất đi vẻ sáng bóng của nó. Tôi không biết liệu nó có phục hồi được không. Nó giống như một thành phố hoàn toàn khác ... thực sự có cảm giác như chúng ta đang quay ngược thời gian thay vì hướng tới tương lai", Gabriele chua chát nói.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương