Sự cố nhiễm dầu ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân thủ đô và các khu vực lân cận. Trước tình hình nhà máy sông Đà phải tạm thời ngưng cung cấp nước sạch đề điều tra làm rõ, câu chuyện về giá nước sinh hoạt cũng trở thành đề tài bàn tán xôn xao trong dư luận.
Nhà máy sông Đà và nhà máy sông Đuống là hai đơn vị cung cấp nước lớn nhất hiện nay cho Hà Nội. Hai nhà máy này sẽ cung cấp cho các đơn vị phân phối bán lẻ sau đó chuyển đến từng khu vực dân cư. Điều khiến nhiều người thắc mắc là mặc dù đều khai thác nước sông Đà – sông Đuống nhưng giá bán ra lại chênh lệch nhau rất lớn.
Trong khi giá nước Sông Đà rơi vào khoảng hơn 5.000 đồng/m3 thì Sông Đuống lại có giá nước 10.246 đồng/m3. Đây là mức giá cao bỏ khá xa giá nước của sông Đà cung cấp.
"Giá thành cao là do đầu tư vốn cao"
Trả lời phỏng vấn của báo Tuổi trẻ, Bà Đỗ Thị Kim Liên - chủ tịch HĐQT Tập đoàn AquaOne, chủ tịch HĐQT Công ty CP nước mặt Sông Đuống cho biết, vốn đầu tư bỏ ra cho nhà máy sông Đuống đắt hơn nhiều lần, hơn 1.000 tỉ đồng giải phóng mặt bằng, trong khi đó việc thi công cũng chưa hoàn tất, mới chỉ khánh thành xong nhà máy.
“Giá 10.246 đồng là giá TP Hà Nội tạm tính để chúng tôi có điều kiện để thực hiện vay ngân hàng. Với giá đó, tổng mức đầu tư của dự án là gần 5.000 tỉ đồng, các nhà tư vấn đã tính toán rất kỹ cùng với thành phố Hà Nội, Sở Tài chính thì mới ra được giá 10.246 đồng”, bà Liên nói.
Bà Đỗ Thị Kim Liên - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Theo đó, bà Liên nhấn mạnh dự án nước sông Đà đã hoàn thành cách đây 10 năm với mức đầu tư thấp, khấu hao thấp, lợi nhuận thu về cũng như giá thành bán ra chắc chắn phải thấp hơn nhà máy sông Đuống. Hơn nữa, dự án sông Đuống áp dụng công nghệ hiện đại, làm sạch và khử trùng cho đến khi ra thành phẩm, các quy trình được khép kín toàn bộ bằng rô-bốt, tự ngắt, tự xúc xả khi có sự cố, không cần phải có bàn tay của con người.
Một trong những nguyên nhân được bà Liên nhác lại khi phát sinh giá cao là đường ống, đường ống nhà máy nước mặt sông Đuống kéo dài hàng trăm km, đi qua ra 3 con sông, tốn rất nhiều tiền. Với hồ sơ minh bạch, kế hoạch đầu tư rõ ràng, việc vay vốn ngân hàng tiến hành thuận lợi hơn.
Bà nói: “Câu hỏi đặt ra là chúng ta quan tâm đến chất lượng hay về giá, một chai nước suối nhỏ cũng đã 5.000-6.000 đồng rồi, đây cả mét khối nước chất lượng hơn nước đóng chai, giá hơn 10.000 đồng. Thực tế hiện nay chúng tôi đang bán buôn, đâu bán trực tiếp cho người dân. Chúng tôi bán 10.000 đồng cho công ty nước thì công ty nước bán lại cho dân, bán bao nhiêu đó là chuyện của đơn vị bán lẻ”.
"Thành phố Hà Nội trợ giá nước cho dân, không phải cho nhà máy"
Bà Liên khẳng định việc có tin cho rằng TP Hà Nội sẽ trợ giá nước không phải là cho Công ty cổ phần nhà máy sông Đuống: “Thành phố Hà Nội mua giá hơn 10.000 đồng/m3, nếu Hà Nội đang bán cho người dân giá ví như hơn 5.000 đồng/m3 thì thành phố phải bù cho người dân thì ở đây là người dân hưởng. Hà Nội tạm tính cho chúng tôi hơn 10.000 đồng/m3 thì đã tính tất cả các chi phí, chỉ cho chúng tôi lợi nhuận chút ít để trả lãi cộng với vận hành nhà máy”.
Nhà máy nước sông Đuống có tổng diện tích 65ha với mức đầu tư giai đoạn 1 gần 5.000 tỷ đồng, với công suất 300.000 m3/ngày đêm. |
Với lợi nhuận mà TP Hà Nội chi trả cho Công ty cổ phần nhà máy sông Đuống theo ý kiến của bà Liên là hoàn toàn hợp lý, đây là vấn đề hợp tác kinh doanh, đôi bên đều cảm thấy phù hợp mới tiến hành ký kết.
Trao đổi về vấn đề giá nước bán ra cho các cơ sở thu mua nước sạch chỉ dừng lại ở mức 7.700, bà Liên cho biết: “Vì hiện nay chưa có kiểm toán nên có đề nghị chúng tôi tạm nhận giá 7.700 đồng/m3, nhưng hiện nay mới tạm thanh toán cho chúng tôi giá gần 3.000 đồng/m3. Giá 7.700 đồng cũng là tạm tính cho đến khi chờ quyết toán tổng mức đầu tư xem có đúng như chúng tôi đã ký hợp đồng hay không, lúc đó sẽ có giá chính thức có thể hơn 10.000 đồng/m3, có thể thấp hơn. Còn về giá thì thành phố Hà Nội sẽ trả lời. Tất cả mọi thứ hiện nay vẫn là ở trên giấy. Hiện nay chúng tôi rất muốn kiểm toán vào làm để ra giá chính thức để chúng tôi được nhận tiền. Còn hiện nay vẫn đang là tạm tính với nhau hết”.
"Khi đã dùng nước của nhà máy sông Đuống, người dân sẽ hài lòng"
Cũng như bà Liên đã khẳng định ở trên, nhờ vào công nghệ kỹ thuật hiện đại, nước sông Đuống sẽ có thành phẩm hoàn chỉnh, đảm bảo về chất lượng như mong muốn. Chính vì vậy, bà Liên chia sẻ đã khảo sát và người dân hoàn toàn cảm thấy phù hợp khi mua nước sạch đảm bảo nhưng giá cao.
“Chúng tôi cam kết về chất lượng, quan trắc nước trên bảng điện tử, công khai cho người dân về chất lượng ở những điểm đấu nối mà có người dân đang dùng, và phải cho người dân quyền kiểm soát về chất lượng. Nếu không đạt chất lượng thì đóng cửa lập tức. Nếu giá nước sạch sông Đuống chất lượng hơn, minh bạch về chất lượng hơn thì giá nào là phù hợp, chứ không chỉ một giá chung như hiện nay.”, bà nói.
Cuối cùng bà khẳng định: Tôi đang tính với quản lý hoàn toàn tự động của nhà máy, sau này khi được trực tiếp cấp nước đến từng hộ dân, tôi có thể giảm giá theo từng vùng. Giá 10.246 đồng/m3 là chúng tôi cũng đã tính tất cả chi phí vào trong đó rồi.
Lo ngại hồ Đầm Bài cũng gặp sự cố còn nghiêm trọng hơn sự cố nước sông Đà nhiễm độc
Sau khi xảy ra sự cố nguồn nước sinh hoạt của gần 2 triệu dân Hà Nội bị “đầu độc”, người ta mới giật mình, quan tâm tới việc nguồn nước