Trẻ em có trí tò mò vô tận, luôn khao khát khám phá thế giới xung quanh. Cho trẻ tự do tìm hiểu những đồ vật trong nhà cũng là cách giáo dục tốt để cha mẹ kích thích sự phát triển của con. Thế nhưng, phụ huynh cũng cần phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo sự an toàn cho trẻ, tránh trường hợp con nghịch ngợm hay nuốt phải đồ vật nguy hiểm.
Điển hình như câu chuyện của một bà mẹ Trung Quốc mới đây đã nhận được nhiều sự chia sẻ trên mạng xã hội. Vào buổi tối, con trai đột nhiên bước vào phòng và nói thầm vào tai mẹ: “Mẹ ơi, con kể mẹ nghe một bí mật”.
Sau đó, bà mẹ nghe xong liền toát mồ hôi khi đứa trẻ hỏi rằng: “Phải chăng ăn 1 đồng xu sẽ sinh ra đồng xu khác ạ?”. Hoá ra, đứa bé 3 tuổi đã tò mò nuốt đồng xu nhưng không bị người lớn phát hiện. Ngay lập tức, bà mẹ hoảng hốt vội đưa con đến bệnh viện kiểm tra ngay trong đêm.
May mắn thay sau khi chụp X-quang và tiến hành kiểm tra, bác sĩ đã lấy được đồng xu mà không cần đến phẫu thuật.
Kết quả chụp xét nghiệm X-quang cho thấy đứa trẻ 3 tuổi đã nuốt đồng xu |
Thực tế, nuốt dị vật có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến trẻ em. Do đó, cha mẹ cần học cách ứng phó để có biện pháp thích hợp bảo vệ con nếu tình huống xấu xảy ra.
Đầu tiên, cha mẹ cần bình tĩnh khi phát hiện con nuốt phải vật thể lạ.
Mặc dù khi mới phát hiện, cha mẹ nào cũng có xu hướng sợ hãi và lo lắng nhưng hãy nhớ rằng, sự bình tĩnh mới giải quyết được vấn đề. Nếu cha mẹ mất kiểm soát cảm xúc, có thể khiến đứa trẻ càng thêm cuống và lo sợ hơn, từ đó dễ dẫn đến những tình huống xấu xảy ra với con.
Sau đó, cha mẹ cần phải hành động ngay.
Khi trẻ nuốt phải dị vật, cha mẹ không được cho con tiếp xúc với các thức ăn khác như dấm, bánh bao, nước… Nếu trẻ vẫn thở được và vật nuốt không sắc nhọn, cha mẹ nên giúp con bằng cách để bé ho hoặc ấn bụng để thử tống dị vật ra ngoài.
Nếu trẻ không ho ra dị vật hoặc có dấu hiệu khó thở, cha mẹ cần làm thủ thuật Heimlich (một thủ thuật sơ cứu hóc dị vật đường thở được phát minh bởi bác sĩ người Mỹ Henry J. Heimlich). Đồng thời, gọi ngay cấp cứu hoặc đưa trẻ đến bệnh viện.
Chi tiết thủ thuật Heimlich |
Trong khi chờ bác sĩ đến cấp cứu, phụ huynh có thể thử các phương pháp sau để giúp đỡ con:
1. Nhắc trẻ ho
Cha mẹ có thể vỗ nhẹ lưng hoặc yêu cầu trẻ thực hiện các động tác ho để tống dị vật ra bên ngoài.
2. Kiểm soát cảm xúc của chính cha mẹ
Người lớn cần phải giữ được bình tĩnh để miêu tả rõ ràng các triệu chứng và tình huống của con mình cho những người đến cấp cứu đầu tiên. Đồng thời, cha mẹ cần bình tĩnh để trấn an tâm lý, giúp trẻ bớt căng thẳng và hợp tác được với người cấp cứu.
3. Giữ an toàn
Nếu trẻ bất tỉnh hoặc khó thở, cha mẹ cần đảm bảo đường thở của con được thông thoáng và tránh đẩy dị vật vào sâu hơn.
Ảnh minh hoạ |
Tất nhiên, phòng bệnh lúc nào cũng hiệu quả hơn chữa bệnh nên cha mẹ cần chú ý những điểm sau nếu trong gia đình có trẻ nhỏ:
- Thường xuyên kiểm tra bên trong nhà để đảm bảo không có đồ chơi hay dị vật nhỏ mà bé có thể dễ nuốt.
- Đặt những vật nguy hiểm ngoài tầm với của trẻ.
- Dạy con chơi với đồ vật an toàn, đặt ra khu vực an toàn cho con chơi.
- Thường xuyên dạy con cách sơ cứu khi gặp trường hợp khẩn cấp.
- Nhắc nhở con kể cho bố mẹ nghe những điều diễn ra trong cuộc sống. Như thế, không chỉ riêng việc nuốt dị vật mà khi gặp các tình huống khó lường khác như bị bạn bè bắt nạt... con cũng sẽ chủ động chia sẻ với gia đình từ đó có phương án giải quyết kịp thời
Nguồn: Sohu
Hơn 12 năm bị "ném đá" vì cho con gái sống sung sướng quá mức nhưng nhìn những bức ảnh này: Ai dám bảo David Beckham không biết dạy con?
Dù hay bị công chúng soi mói nhưng thực tế, David Beckham là ông bố ấm áp và có nhiều điều đáng học hỏi về cách dạy con.