Mới đây, trên mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện chủ đề được lên "hot search" đó chính là: Con bị cha ép ăn lòng đỏ trứng. Chuyện là thế này, vì không muốn ăn nên con của vị phụ huynh này có để lại một lòng đỏ trứng trong bát. Thấy vậy, người cha đã dùng đũa gõ vào mép bát và ép con phải ăn hết lòng đỏ trứng đấy.
Cậu con trai không nói không rằng gì, cũng chẳng làm theo lời thúc ép của bố. Sau một lúc ngồi xem TV người cha quay lại kiểm tra thì thấy lòng đỏ trứng vẫn còn nguyên trong bát. Quá tức giận, ông bố đã "ra lệnh" cho con ăn hết quả trứng đó. Trước cơn giận dữ của bố, người con trai vì thế cũng phải miễn cưỡng ăn.
Sau khi câu chuyện này được lan tỏa, hành động của ông bố khiến cả cõi mạng... bức xúc. Song, vẫn có một số người bênh rằng vì ông bố muốn con nhận thức được tầm quan trọng của sự tiết kiệm nên mới có những hành động như vậy.
Đáp lại, không ít netizen phản pháo rằng người bố không làm điều đó nhằm mục đích giúp con hiểu về tính tiết kiệm mà chỉ đang sử dụng uy quyền của mình để ép con làm những điều mà bản thân không muốn. Hành động của người cha chỉ đang thỏa mãn mong muốn của mình chứ không phải đáp ứng nhu cầu của con. Đặc biệt, giọng điệu ra lệnh, uy quyền đầy thô lỗ của ông bố càng khiến dân tình bất bình hơn.
Tại sao không nên ép con làm theo những gì cha mẹ muốn?
Nhiều bậc cha mẹ vì muốn con có thể tốt hơn mà ép con làm quá nhiều điều con không muốn. Ép con học, ép con phải làm thế này, làm thế kia theo ý muốn của bản thân mà không biết con cần gì, con muốn làm gì. Ép con chỉ làm con bạn khó chịu, bị stress và dễ bị rơi vào chứng trầm cảm. Vì vậy, đừng ép con làm theo những gì cha mẹ muốn.
Theo các chuyên gia tâm lý học, những đứa trẻ lớn lên dưới sự kiểm soát của cha mẹ thường có chung những tính cách sau:
- Lòng tự trọng thấp, có xu hướng tự phủ nhận bản thân.
- Nhạy cảm, khả năng chịu đựng căng thẳng hạn chế.
- Thích nổi loạn, dễ cáu kỉnh.
- Khó xây dựng các mối quan hệ.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi khoa Tâm lý của Đại học Sư phạm Trung ương Trung Quốc chỉ ra: Nếu cha mẹ ép buộc con làm điều bé không thích, trẻ dễ gặp vấn đề về tính cách ở tuổi vị thành niên. Cha mẹ càng kiểm soát thì con cái càng có xu hướng nổi loạn và không nghe lời. Việc cha mẹ kiểm soát con thái quá có thể để lại tổn thương tâm lý cả đời cho đứa trẻ.
Tóm lại, có những việc bạn nên "ép" còn làm, thế nhưng có nhiều việc bạn đừng ép con làm. Bởi vì điều đó chỉ làm cho con bạn dễ rơi vào trạng thái áp lực, stress và dễ rơi vào bệnh trầm cảm. Đừng ép con phải học quá nhiều, đừng ép con làm những điều con không muốn, hãy để con học và làm những điều mà con bạn muốn làm, miễn điều đó tốt và không ảnh hưởng đến tương lai của con.
Ảnh minh họa |
Làm cách nào để cha mẹ không kiểm soát con quá mức?
1. Để con là chính mình: Mỗi người lại có mong muốn và tính cách khách nhau. Do đó, thay vì suốt ngày vây quanh con, cha mẹ hãy tìm thứ mình thích, dành thời gian cho bản thân thay vì kiểm soát con cái.
2. Thiết lập "ranh giới" về sự kiểm soát: Cha mẹ cần tôn trọng sự khác biệt của những thành viên trong gia đình. Điều cha mẹ áp đặt chưa hẳn là điều trẻ mong muốn. Do đó, phụ huynh hãy khuyến khích bé nói lên suy nghĩ của bản thân, ủng hộ những quan điểm đúng đắn của con.
3. Không đặt những kỳ vọng vô lý: Mỗi đứa trẻ đều có con đường trưởng thành riêng. Thay vì ép con trở thành người cha mẹ mong muốn, phụ huynh hãy trở thành người bạn đồng hành và hướng dẫn.
4. Cho con sự tự do: Hãy để đứa trẻ tự do lựa chọn việc mình muốn làm và sẵn sàng chịu bất kỳ hậu quả nào có thể xảy đến với mình. Tất nhiên, "hậu quả" đó cũng phải nằm trong sự kiểm soát an toàn của cha mẹ.
Tổng hợp
Đây là bà mẹ 3 con viên mãn nhất Vbiz: Đã giàu còn được chồng chiều, chia sẻ chuyện dạy con mới càng nể
Hai vợ chồng đều được khen dạy con khéo.