Khu đô thị sinh thái lên ngôi, nhưng chủ đầu tư sẽ thu hút người dân về đây như thế nào?

Các chuyên gia dự báo, sẽ có cuộc di dân từ TP.HCM về những khu đô thị sinh thái tại các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Long An...

Dân số TP.HCM vượt báo động đỏ

Theo GS.TS Nguyễn Minh Hòa, chuyên gia cao cấp về phát triển đô thị, thách thức đặt ra với TP.HCM  là khí hậu ô nhiễm, triều cường dâng cao mỗi năm, dân cư nén quá cao tại trung tâm, ô nhiễm môi trường, không còn dư địa cho môi trường bất động sản.

Dân cư TP.HCM, mỗi năm tăng 200.000 - 250.000 người nhập cư, dân cư nén cao tại nhiều quận huyện dẫn đến tác nghẽn giao thông, thiếu trường học, nhà trẻ… khiến TP.HCM đang quá tải hạ tầng kỹ thuật, thiếu không gian công cộng, cây xanh, thảm thực vật, mặt nước… Quỹ đất thành phố không còn cho phát triển khu đô thị quy mô lớn. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn buộc phải rời TP.HCM tìm đến những vùng lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An để đầu tư những dự án lớn.

Dự án khu đô thị sinh thái được người đầu tư quan tâm tại Novaland Expo 2019 - Ảnh: Cẩm Viên
Dự án khu đô thị sinh thái được người đầu tư quan tâm tại Novaland Expo 2019 - Ảnh: Cẩm Viên

Định hướng phát triển TP.HCM là lan tỏa từ Trung tâm ra bên ngoài, qua khỏi địa lí hành chính TP.HCM, hướng về Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Củ Chi, Tây Ninh… Bắt buộc phải có một cuộc “thay máu” dân số ra khỏi thành phố.

Hiện nay TP.HCM và các tỉnh đang liên kết lại với nhau tạo thành hệ thống giao thông liên vùng. Ví dụ như tuyến metro không chỉ trong địa bàn TP.HCM mà kéo dài đến Bình Dương, Đồng Nai. Lúc đó người dân có thể đi lại nhanh hơn từ các tỉnh về trung tâm thành phố. Việc đầu tư hàng loạt dự án hã tầng giao thông: đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, quốc lộ 1A, quốc lộ 13... TP.HCM sẽ liên kết với các tỉnh phát triển một hệ thống giao thông đa cấp đa dạng, đa chức năng.

Để làm được điều này, các doanh nghiệp bất động sản có vai trò rất quan trọng. Họ là người tiên phong đi trước, thực hiện những quy hoạch đó, nên nhà nước cần những doanh nghiệp có tầm và có tâm.

Nhưng các chủ đầu tư bất động sản cần lưu ý là không chỉ dừng lại ở việc xây nhà, làm một vài quảng trường hay công viên là xong, mà nó phải kích hoạt làm sao để cư dân về khu đô thị mới sinh sống. Muốn thực hiện được cần phải có những tiện ích đi kèm như bệnh viện, y tế, trường học các cấp, chợ siêu thị, trung tâm thương mại... Nói chung tất cả các dịch vụ cơ bản, nhu cầu an sinh của con người.

Không gian xanh, đô thị sinh thái lên ngôi

Theo ông Hòa, thực tế đã có nhiều khu đô thị mới sinh thái hình thành để giải phóng dân số TP.HCM và đáp ứng nhu cầu sống xanh của người dân như khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City (Đồng Nai) của tập đoàn Novaland được quy hoạch theo mô hình đô thị sinh thái dành khoảng 70% diện tích cho cảnh quan xanh như công viên ven sông, quảng trường công cộng, khu cắm trại…

Việc chủ đầu tư tốn nhiều diện tích đất lớn dành cho công viên, vườn hoa, hồ nước, thảm cỏ, dịch vụ công cộng để tạo nên hệ sinh thái xanh, không phải là họ hy sinh khoảng đất vô ích mà nó sẽ tạo nên giá trị gia tăng cho bất động sản tại đó.

Ví dụ như khu Phú Mỹ Hưng, khi bất động sản đóng băng, thì những sản phẩm họ làm ra đều bán được bởi vì nó có một quy hoạch hợp lý với những dịch vụ tiện ích đi kèm cùng với khoảng xanh đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nếu khu đô thị sinh thái  Aqua City của tập đoàn Novaland làm tốt những điều này như Phú Mỹ Hưng thì tạo nên một sức hút cực kỳ mạnh mẽ, hút một lượng dân cư lớn ra khỏi trung tâm thành phố.

Người dân đang có nhu cầu sống xanh trước thực trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn. 
Người dân đang có nhu cầu sống xanh trước thực trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn. 

Nếu như khu đô thị Aqua cung cấp đủ các dịch vụ tiện ích cho người dân thì họ sẽ không di chuyển đi đâu khác. Ví dụ như cư dân ở Aqua City họ muốn khám sức khỏe hay sinh đẻ mà không cần phải lên Từ Dũ, con cái họ được học ở những môi trường có chất lượng cao, mà giá cả phải chăng thì người dân diễn nhiên sẽ trở lại và không cần phải đi đâu hết. Khi đó những khu đô thị này sẽ giải quyết được một bài toán rất lớn vì dân số cho TP.HCM.

Ông Hòa cho biết thêm thật ra TP.HCM đang hưởng lợi từ những dự án của các tỉnh liền kề để giảm áp lực về dân số: Đức Hòa Đức Huệ (Long An), thành phố mới Bình Dương, và sắp tới là Nhơn Trạch (Đồng Nai). Đó là câu chuyện khi người dân di chuyển từ các tỉnh Nam Bộ lên thành phố thì sẽ dừng chân ở những thành phố này, hoặc người dân ở nội đô sẽ di chuyển đến những thành phố lân cận để tìm kiếm một không gian sống xanh sạch. Ông Hòa dự đoán sẽ có một cuộc thay máu về dân số giữa thành phố đất chật người đông và những khu đô thị xanh mới này.

Còn theo kiến trúc sư Ngô Viết Minh Sơn, với những khu đô thị sinh thái xanh bên cạnh chủ đầu tư tạo nên cơ sở ban đầu thì người sử dụng nó cũng phải có ý thức bảo vệ để đảm bảo một môi trường xanh và sạch.

Việc tận dụng kênh rạch tạo không gian mặt nước cải thiện cảnh quan môi trường là tuyệt vời nhưng nếu có một vài người trong cộng đồng không có ý thức bảo vệ môi trường vứt rác xuống sông hoặc là giết hại vi sinh vật xung quanh thì nó sẽ có tác dụng ngược trở thành một môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến cộng đồng. Vì thế trách nhiệm xây dựng một cộng đồng sống xanh và bền vững không chỉ của nhà đầu tư mà cả cư dân sống trong khu đô thị đấy. Người sử dụng cũng phải có sự cam kết về cơ sở hạ tầng, môi trường.

Đây là những ý kiến được chia sẻ tại hội thảo Đô thị sinh thái thông minh giải pháp sống xanh bền vững, do tập đoàn Novaland tổ chức trong chuỗi sự kiện Novaland Expo 12/2019.

Những dự án nổi bật tại Novaland Expo tháng 12/2019.

VIÊN VIÊN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương