Đăng tải video than thở “bị sếp mời vào phòng nói chuyện vì mặc xấu đi làm”, cô gái trở thành một hiện tượng được dân công sở chú ý

Theo bạn, đi làm văn phòng, ăn mặc như thế nào mới được xem là phù hợp?

Mới đây, một dân mạng Trung Quốc đã đăng tải đoạn video với nội dung “Bị sếp mời vào phòng nói chuyện vì mặc xấu đi làm” thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng nước này.

Sau đó, đoạn video đã vô tình tạo thành một trào lưu: Khoe trang phục đi làm hàng ngày. Nhiều người dùng đã lần lượt đăng tải video ghi lại cách họ “mặc xấu” đi làm, tạo thành cuộc thi xem ai mặc xấu hơn đến chốn công sở.

Đăng tải video than thở “bị sếp mời vào phòng nói chuyện vì mặc xấu đi làm”, cô gái trở thành một hiện tượng được dân công sở chú ý
Cô gái chia sẻ trang phục cô mặc đi làm trong ngày lạnh lẽo nhưng lại bị cấp trên
Cô gái chia sẻ trang phục cô mặc đi làm trong ngày lạnh lẽo nhưng lại bị cấp trên "chê xấu và gọi vào phòng nói chuyện"

Tối ngày 26/2, hashtag #Người trẻ vì sao thích mặc xấu đi làm đã xuất hiện trên bảng tìm kiếm nóng của mạng xã hội Weibo, tạo ra làn sóng tranh luận sôi nổi.

Sáng ngày 27/2, tài khoản chính thức của tờ Nhật báo nhân dân của Trung Quốc đã đăng tải bài bình luận về hiện tượng xã hội “xem ai mặc xấu hơn khi đi làm”, một lần nữa khiến chủ đề này càng nóng hổi hơn.

“Những ngày gần đây, hiện tượng các bạn trẻ thi nhau “khoe” trang phục đi làm xấu đã trở thành chủ đề nóng. Có cư dân mạng hài hước nói rằng, cuối cùng cũng hiểu được vì sao người thế hệ trước thường nói “giữ lại đồ cũ để mặc đi làm”.

Về hiện tượng này, có người thẳng thắn cho rằng các nguyên nhân khách quan khiến người ta đi làm không chú trọng trang điểm và ăn vận chính là thời gian đi lại hạn hẹp, nội dung công việc không đòi hỏi phải ăn mặc tinh tế…

Đi làm mặc xấu, nói đúng hơn chính là sự hài hước và trào phúng của những người làm công ăn lương. Thật ra, đi làm không trang điểm không phải là hiện tượng đặc hữu của giới trẻ, cũng không phải người trẻ nào cũng như vậy. Hơn nữa, công việc và vị trí khác nhau cũng đòi hỏi kiểu ăn mặc khác nhau. Nhân viên chỉ cần mặc lịch sự, thái độ làm việc đàng hoàng, không gây ảnh hưởng đến người khác là được”.

Rất nhiều kênh tài khoản đăng tải cách họ
Rất nhiều kênh tài khoản đăng tải cách họ "mặc xấu đi làm" hưởng ứng trào lưu

Bài đăng này đã phản ánh suy nghĩ của đông đảo cư dân mạng. Theo đó, nhiều người đã dùng cách thức tự trào phúng bản thân để bày tỏ sự vất vả của dân làm công ăn lương. Cũng không ít người cho rằng ăn mặc đơn giản đi làm là để tiết kiệm thời gian.

“Trời lạnh khiến người ta không muốn ăn mặc đẹp, mặc thoải mái và ấm áp là được rồi”.

“Mặc đơn giản là để bản thân có thêm thời gian để ngủ, ít bước trang điểm. Ai chẳng muốn mình đẹp, ở đây chỉ là bất đắc dĩ mà thôi”.

“Ngày đầu tiên đi làm và ngày cuối cùng bàn giao để nghỉ việc là hai ngày có tinh thần để ăn mặc đẹp nhất. Những ngày còn lại thì công sức đâu mà diện cho đẹp”.

Theo báo cáo và phân tích của tờ China News, có những lý do sau khiến nhiều người đi làm, đặc biệt là giới trẻ “mặc xấu đi làm”:

1. Thời gian đi lại. 

"Báo cáo giám sát việc đi lại tại các thành phố lớn của Trung Quốc năm 2023" do Viện Nghiên cứu và Quy hoạch Đô thị Trung Quốc công bố cho thấy thời gian đi lại trung bình một chiều ở các thành phố lớn của Trung Quốc là 36 phút. Thời gian một chiều trung bình ở Bắc Kinh là 47 phút, khiến đây vẫn là thành phố có thời gian đi lại lâu nhất. Thời gian đi lại một chiều ở Thượng Hải, Trùng Khánh và Thanh Đảo vượt quá 40 phút.

2. Sự xấu hổ tinh tế tại nơi làm việc.

Nhiều người thường cảm thấy bí bách, căng thẳng, bất an khi diện trang phục đẹp vào công ty và lo lắng về việc thu hút sự chú ý từ người khác.

Đối với hầu hết người bình thường, thời gian mặc quần áo trước khi ra ngoài là có hạn, phong cách ăn mặc làm việc của nhiều người Trung Quốc vào những ngày lạnh chủ yếu là ấm áp, thoải mái và chống gió, chú trọng nhiều hơn đến sự thoải mái và thiết thực.

Đăng tải video than thở “bị sếp mời vào phòng nói chuyện vì mặc xấu đi làm”, cô gái trở thành một hiện tượng được dân công sở chú ý

Một số cư dân mạng thẳng thắn cho rằng thậm chí họ còn lười rửa mặt sau khi thức dậy chuẩn bị đi làm, chỉ dùng khăn mặt, đánh răng rồi trực tiếp đi ra ngoài. Số khác lại nói họ lười mang ba lô nên họ chỉ sử dụng các loại túi nhỏ gọn như túi trà sữa hoặc túi đựng đồ ăn mang đi, mang theo sạc và các vật dụng cần thiết khác là quá đủ để đến văn phòng.

“Để có động lực rời giường đi làm đã không hề dễ dàng rồi. Ăn mặc lịch sự đến công ty là sự nỗ lực to lớn”.

“Chỉ cần không làm trái với quy định công ty thì ăn mặc sao cũng được”.

Nguồn: 163

Trung Hạ

Giới trẻ Trung Quốc cho thuê thời gian của chính mình để kiếm thêm tiền

Giới trẻ Trung Quốc cho thuê thời gian của chính mình để kiếm thêm tiền

Áp lực kinh tế và xã hội thúc đẩy tăng của các ngành công nghiệp 'thúc đẩy bên lề', dịch vụ 'bạn bè cho thuê' và 'thân nhân cho thuê' ngày càng phổ biến tại Trung Quốc, khi nhiều thanh niên cho thuê chính mình để kiếm thêm tiền.