Dấu hiệu đáng lo ngại khi mức độ cho vay các công ty sân sau Bất động sản

Chuyên gia lưu ý có tình trạng vốn cho vay của ngân hàng dùng cho các công ty "sân sau " của bất động sản. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại khi mức độ cho vay các công ty sân sau Bất động sản đang ở mức cao kỷ lục trong lịch sử.

Sự can thiệp của Bộ tài chính thông qua các Nghị định cũng cho thấy các bộ ban ngành cũng đang nỗ lực giúp cho thị trường trái phiếu Việt Nam có bước tiến xa hơn nữa. Trong tương lai, trái phiếu sẽ tiếp tục là kênh huy động vốn tiềm năng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Các lĩnh vực cần trái phiếu nhất như lĩnh vực sản xuất, thương mại lại khó huy động vốn trên thị trường này, chuyên gia cho rằng có 2 lý do chính. Lý do thứ nhất là lãi suất huy động quá cao. Nhiều trái phiếu có lãi suất huy động từ 12-14%/năm, thậm chí có những Hợp đồng phát hành trái phiếu lãi suất chỉ 9,5% nhưng trên thực tế doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư lãi suất trên 20%. Với mức lãi suất cao như vậy, các doanh nghiệp sản xuất rất khó có thể huy động vốn từ thị trường trái phiếu. Lý do thứ hai liên quan đến kỳ hạn trái phiếu.

96% tài sản tài chính thuộc về ngân hàng, cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang phục thuộc nhiều vào ngân hàng kể cả ngắn và trung hạn. Thị trường trái phiếu vì thế cũng khó phát triển hơn, phản ánh thị trường tài chính đang kém hiệu quả, đi ngược với xu hướng phát triển chung thị trường quốc tế.

Thị trường trái phiếu còn tiềm ẩn nhiều yếu tố đầu cơ, do vậy vị chuyên gia cùng đề xuất một số giải pháp để khắc phục những tình trạng nêu trên:

Thứ nhất, Thị trường trái phiếu cần phải minh bạch hơn nữa, càng minh bạch yếu tố rủi ro mới bị triệt tiêu.

Thứ hai, công tác giám sát trong hoạt động huy động vốn từ thị trường trái phiếu phải được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ.

Thứ ba, cần phải phát triển thị trường thứ cấp, tăng tính thanh khoản cho trái phiếu, đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận sản phẩm trái phiếu cho nhiều nhà đầu tư hơn.

Theo tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, xét về cơ cấu phát hành trái phiếu năm qua có đến hơn 50% là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, 30% từ ngân hàng. Điều này có nghĩa là hơn 80% trái phiếu phát hành không thuộc lĩnh vực sản xuất. Phần lớn khối lượng trái phiếu được phát hành trong những năm qua không có bóng dáng của các lĩnh vực như sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại mà tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực có tính đầu cơ cao như lĩnh vực bất động sản.

Tổng Hợp