Đầu tư gì khi Liên tục rót hàng nghìn tỷ đồng vào các công ty con?

Những động thái trong vài tháng trở lại đây cho thấy các doanh nghiệp lớn đang dồn lực liên tục rót vốn vào công ty con. Bất chấp Covid -19 bùng phát trở lại, loạt ông lớn như Tập đoàn Hòa Phát, Vinaconex, Gilimex,Vinaconex... liệu sẽ có diễn biến kinh doanh mới trong nay mai, hay chỉ là thoát xác.

Giữa tháng 6/2021, CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex - Mã: GIL) công bố quyết định góp vốn vào CTCP Khu công nghiệp Gilimex Vĩnh Long với số tiền 180 tỷ đồng, tương ứng 30% vốn điều lệ của công ty này.

CTCP Khu công nghiệp Gilimex Vĩnh Long thành lập ngày 15/4/2021 với lĩnh vực kinh doanh chính là tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất, cụ thể là cung cấp dịch vụ quản lý các khu công nghiệp. Ông lớn ngành xây dựng là Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (VCG) cũng rót vốn trên 1.000 tỷ đồng vào hai công ty con là Vinaconex Xây dựng và Vinaconex Đầu tư. Vinaconex sẽ đầu tư thêm 620 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Vinaconex Đầu tư nhằm tăng vốn điều lệ tại công ty này lên mức 1.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Vinaconex cũng góp thêm 600 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Vinaconex Xây dựng nhằm tăng vốn điều lệ tại đây lên 800 tỷ đồng.

Tại thời điểm thành lập, công ty có vốn điều lệ là 600 tỷ đồng, trong đó CTCP Khu công nghiệp Gilimex (công ty con của Gilimex) nắm giữ 65% cổ phần. Hai cổ đông còn lại là Gilimex và CTCP Xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế lần lượt nắm giữ 30% và 5% cổ phần. Trong một công bố khác, Gilimex cho biết HĐQT công ty đã thông qua việc góp vốn thành lập công ty con tên là CTCP Gilimex Long Khánh với tổng giá trị góp vốn gần 10 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu là 99,9% vốn điều lệ công ty.

Thời gian thực hiện góp vốn dự kiến trong quý II và quý III/2021. Hiện, Vinaconex đang sở hữu 100% vốn tại 2 đơn vị này. Đây là công ty do Vinaconex nắm 100% vốn, hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản. Công ty này cũng có địa chỉ trùng với địa chỉ chính của Vinaconex tại Hà Nội.

ông lớn ngành xây dựng này đã tích cực tăng mua cổ phần, M&A hoặc thoái bớt vốn công ty cũng như cơ cấu lại hệ thống các công ty thành viên. Chẳng hạn, Vinaconex đã hoàn tất chuyển nhượng phần vốn góp hơn 24 tỷ đồng (tỷ lệ 12% vốn) tại Công ty TNHH VINA-SANWA cho Tập đoàn SANWA Holdings. Như vậy, kể từ ngày 14/06, Công ty TNHH VINA-SANWA sẽ chính thức không còn là công ty liên doanh tại VCG. Trước đó, Vinaconex đã mua 9,32 triệu cp Công ty CP Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Đồng Tháp (BDT) và chính thức trở thành cổ đông lớn vào ngày 10/06/2021 với tỷ lệ sở hữu 24% vốn. Ngoài ra, Vinaconex đã bán ra toàn bộ 765.000 cổ phần tại CTCP Xây dựng Đà Nẵng, tương ứng 73,59% vốn tại đây.

HĐQT CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC) cũng vừa phê duyệt tăng vốn điều lệ cho công ty con là Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao Minh Phú từ nguồn vốn chủ sở hữu góp bằng tiền mặt với số tiền góp thêm là 609 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao Minh Phú sẽ tăng từ 60 tỷ đồng lên 669 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ sở hữu của Minh Phú là 100%. Dự kiến, Minh Phú thực hiện tăng vốn điều lệ cho Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao Minh Phú ngay trong tháng 6 này.

Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao Minh Phú thành lập vào tháng 10/2018 với hoạt động chính là sản xuất, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản, nhập khẩu nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

Mới đây, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) Trần Đình Long vừa ký nghị quyết thông qua việc tăng vốn tại Công ty Cổ phần Sản phẩm thép Hòa Phát, từ 3.500 tỷ đồng lên 5.500 tỷ. Số vốn 2.000 tỷ đồng tăng thêm sẽ được góp trước ngày 11/7/2021. Tỷ lệ sở hữu của HPG sau khi tăng vốn là 99,994% và Phó chủ tịch HĐQT Nguyễn Mạnh Tuấn được giao quản lý phần vốn góp tại công ty con này.

Được biết, Công ty Cổ phần Sản phẩm thép Hòa Phát là một trong bốn "sếu đầu đàn" của HPG, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép hạ nguồn của tập đoàn như tôn mạ, ống thép và container.

Nhằm mục đích tái cơ cấu sở hữu nội bộ các công ty con, CTCP Vincom Retail (sàn HOSE, mã chứng khoán: VRE) đã thông báo về việc sáp nhập hai công ty con do VRE sở hữu 100% vốn điều lệ. Bên nhận sáp nhập là công ty TNHH Vincom Retail Miền Bắc (VCRMB) có trụ sở chính tại 72A Nguyễn Trãi - Hà Nội. Tính đến cuối năm 2020, vốn điều lệ của Vincom Retail Miền Bắc đạt gần gần 5.780 tỷ đồng.

Bên bị sáp nhập là công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Hà Thành, được thành lập tháng 10/2018 và có trụ sở tại Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, Hà Nội. Mức vốn điều lệ của công ty Hà Thành hiện là 380 tỷ đồng. Ngành nghề hoạt động chính của cả hai công ty trên đều về kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Sau khi sáp nhập, Vincom Retail Miền Bắc sẽ kế thừa toàn bộ tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp cũng như các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ khác của Hà Thành. Công ty Hà Thành sẽ chấm dứt tồn tại. Vốn điều lệ của VCRMB dự kiến sẽ tăng lên mức 6.160 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính tính đến 31/3/2021 của VRE, hiện công ty có 4 công ty con thuộc sở hữu. Ngoài VCRMB và Hà Thành kể trên, VRE còn đang sở hữu toàn bộ cổ phần tại công ty TNHH Vincom Retail Miền Nam, đồng thời nắm giữ 97% vốn tại CTCP Đầu tư và Phát triển Đô Thị Suối Hoa. Ngày 23/6 tới đây, VRE sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2021. Theo tài liệu đã được công bố, Hội đồng quản trị sẽ trình cổ đông kế hoạch năm 2021 với doanh thu thuần đạt khoảng 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và tăng 5% so với kết quả năm 2020.

Cương Nguyễn