Dịch COVID-9 sáng 7/3: Ghi nhận thêm hai ca nhập cảnh được cách ly ngay

Báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết tính từ 18 giờ ngày 6/3 đến 6 giờ ngày 7/3, Việt Nam ghi nhận thêm hai ca mắc mới, đều là ca nhập cảnh đã được cách ly ngay.

Như vậy tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận 2.509 người dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 1.584 ca do lây nhiễm trong nước (891 ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay).

Cụ thể, bệnh nhân 2508 (nữ, 30 tuổi, công dân Việt Nam), địa chỉ tại phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Bệnh nhân 2509 (nữ, 39 tuổi, công dân Việt Nam), địa chỉ tại xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Hai bệnh nhân trên từ nước ngoài nhập cảnh cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ngày 4/3, đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả xét nghiệm ngày 5/3 cho thấy các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện, cả hai được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

997f8fc4ea8703d95a96.jpg

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này nước ta đã có 1.920 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. 

Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, có 65 người có kết quả xét nghiệm âm tính lần một với SARS-CoV-2; 57 người âm tính lần hai; 137 người âm tính lần ba.

Cả nước hiện có 45.219 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly). Trong đó, 506 người cách ly tập trung tại bệnh viện; 14.266 cách ly tập trung tại cơ sở khác; 30.446 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Thế giới gần 2,6 triệu ca tử vong

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 7/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 117.047.286 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.598.665 ca tử vong.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 92.589.767 người, 21.711.954 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 90.708 ca nguy kịch.

Trong vòng 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Brazil (66.993 ca), Mỹ (51.885 ca) và Italy (23.641 ca); Mỹ và Brazil dẫn đầu về số ca tử vong mới (cùng với 1.377 ca), tiếp theo là Mexico (712 ca).

vna_potal_dich_covid-19_bang_california_cua_my_danh_40_lo_vaccine_sap_toi_cho_nhung_nguoi_ngheo__5323551.jpg
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Los Angeles, California, Mỹ, ngày 24/2/2021. Ảnh: TTXVN

Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ hiện là 29.646.308 triệu người, trong đó có 536.980 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 11.210.502 ca nhiễm, bao gồm 157.791 ca tử vong. Trong khi đó, số ca tử vong tại Brazil là 264.325 trong tổng số 10.938.836 ca nhiễm.

Tính theo tỷ lệ dân số, Cộng hòa Séc là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 193 người tử vong.

Mỹ: Thượng viện thông qua dự luật cứu trợ COVID-19; Nhiều tiểu bang nới lỏng hạn chế

Ngày 6/3, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cứu trợ liên quan tới đại dịch COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD mà Tổng thống Joe Biden đề xuất, kết thúc một cuộc tranh luận, đàm phán và đề xuất sửa đổi kéo dài cả ngày nhằm thông qua một trong những dự luật lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng lớn nhất trong một thế kỷ - đại dịch COVID-19 - đã khiến hơn 521.000 người dân Mỹ tử vong, khiến hàng triệu người mất việc làm và ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế.

mask.jpg
Người dân đi lại trên đại lộ South Congress ở Austin, Texas, Mỹ ngày 3/3/2021, có người không đeo khẩu trang. Ảnh: Getty Images

Dự luật cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD có quy mô gấp đôi gói hỗ trợ mà Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 12 năm ngoái.

Theo đó, khoản ngân sách lớn trên gồm khoản trợ cấp 1.400 USD cho mỗi người dân Mỹ, gia hạn trợ cấp thất nghiệp khẩn cấp, tài trợ tiêm chủng và xét nghiệm COVID-19, hỗ trợ 129 tỷ USD cho các trường học, tăng tín dụng thuế thu nhập và kế hoạch tăng lương tối thiểu lên 15 USD/giờ vào năm 2025.

Các biện pháp này được kỳ vọng có thể tạo đà cho sự phục hồi kinh tế của nước Mỹ.

Trong khi đó, theo NBC News, nhiều tiểu bang tại Mỹ đã dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch, bao gồm cả quy định buộc đeo khẩu trang và giới hạn số người trong không gian kín.

Các bang Texas, Mississippi, Alabama và West Virginia tất cả đều chấm dứt các hạn chế trên toàn bang như bắt buộc đeo khẩu trang và hạn chế công suất chứa người trong nhà.

Trước đó, một số tiểu bang khác cũng nới lỏng các hạn chế từ đầu năm 2021.

PV