Điều gì đưa Sầm Sơn trở thành 'tọa độ giải trí nghỉ dưỡng' trong tương lai?

Trong ký ức của những du khách thế hệ 7x, 8x, Sầm Sơn giống như một điểm đến mơ ước mỗi mùa hè. Và cũng ít ai biết, hơn 110 năm trước, nơi này còn được người Pháp mệnh danh “viên ngọc biển Đông Dương”.

Vàng son một thuở

Chị Lý Thị Lệ - một du khách Hà Nội thuộc thế hệ 7x đã không khỏi ngạc nhiên khi trở lại du lịch Sầm Sơn hai năm trước. Chị kể: “Tôi không mặn mà lắm với việc đi du lịch ở thành phố này, bởi những năm 80, trong ký ức của chúng tôi, Sầm Sơn gắn liền với bãi biển ngập ngụa rác, hàng rong bủa vây, những quán ăn chặt chém khách với những cái giá trên trời… Nhưng miền Bắc hồi đó, không đi Bãi Cháy thì cũng chỉ đến Sầm Sơn là hết.

Về lại Sầm Sơn bây giờ, thấy đỡ hơn nhiều rồi. Đường xá đi lại thuận tiện, bãi biển sạch sẽ, thoáng đãng hơn, hàng rong không còn nhiều, dịch vụ giá cả cũng đỡ phải mặc cả trước khi ăn… Nhưng nói thật, đi mãi vẫn thấy chả có gì ngoài hòn Trống Mái với đền Độc Cước... Tụi trẻ mà bảo hè đi Thanh Hóa là chúng nó “thà ở nhà còn hơn””.

Chị Lệ không phải số ít du khách nhận định như vậy về Sầm Sơn. Và cái nhận định về sự “vài thập kỷ vẫn không có gì mới” vẫn đúng cho tới tận bây giờ, khi Sầm Sơn đang gần như “bị bỏ lại phía sau” so với nhiều điểm đến cùng thời như Hạ Long, Đà Nẵng…

bien-sam-son-thanh-hoa.jpg
Biển Sầm Sơn, Thanh Hóa

Hơn 110 năm trước, người Pháp đã nghiên cứu và chỉ ra Sầm Sơn là một trong những “khu nghỉ mát lý tưởng nhất Đông Dương”, khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí họ đưa ra như: độ thoải dốc của bờ, độ khoáng mặn lý tưởng của nước và cấp độ sóng vừa phải, không có đá ngầm, an toàn khi bơi xa…

bien-sam-son-hut-khach-moi-dip-he.jpg
Đông đảo du khách tắm biển Sầm Sơn mỗi dịp hè

Những khu nghỉ dưỡng mang đậm kiến trúc Pháp đã được xây dựng tại bãi biển, cùng với các đài quan sát, trạm y tế…, sau đó là các villa trên núi Trường Lệ thuộc Sầm Sơn, nơi có cánh rừng thông xanh mát, những dãy núi xếp chồng lên nhau, hướng tầm nhìn ôm trọn vẻ đẹp thơ mộng, khoáng đạt của biển cả. Các khu nghỉ dưỡng này chủ yếu để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của quan chức Pháp, quan lại Triều Nguyễn và giới thượng lưu, quý tộc.

hon-trong-mai-dia-danh-noi-tieng-tai-sam-son.jpg
Hòn Trống Mái, thắng cảnh nổi tiếng tại Sầm Sơn

Ít ai biết đến thời “vàng son một thuở” này của du lịch Sầm Sơn, bởi ngay cả những tàn tích của các căn biệt thự Pháp trên núi Trường Lệ cũng rất hiếm. Ngày nay, du khách vẫn tìm lên núi để tận hưởng không khí dịu mát trong rừng thông, ngắm Hòn Trống Mái…

den-co-tien-sam-son.jpg
Đền Cô Tiên tại Sầm Sơn

… hoặc là ghé thăm các địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền Độc Cước, chùa Cô Tiên để chiêm bái, cầu an.

Sầm Sơn vốn đã nổi tiếng. Nhưng cái danh xưng “viên ngọc biển Đông Dương” đã lùi vào quá vãng, và dường như vuột khỏi tầm tay của vùng biển này. Trong khi nhiều điểm đến đã bứt phá ngoạn mục cả về tỷ lệ tăng trưởng khách lẫn doanh thu, thì Sầm Sơn, mỗi năm vẫn chỉ đông khách vào mùa hè.

Và tiếc là, cho dù lượng khách đến Sầm Sơn nói riêng và Thanh Hóa mỗi năm khá cao so với nhiều điểm đến biển thì doanh thu và số ngày lưu trú của du khách tới Thanh Hóa nhiều năm liền không có sự thay đổi.

Năm 2018, tỷ trọng đóng góp thu nhập trực tiếp từ du lịch vào GRDP của Thanh Hóa đạt 5,0%, đến năm 2019 chỉ đạt 3,9%. Trong khi đó, tại các tỉnh khai thác tiềm năng du lịch biển như Quảng Ninh tỷ trọng đóng góp năm 2019 là 9% còn tại Khánh Hoà con số này lên tới hơn 12%.

Theo thống kê, mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đến Thanh Hóa năm 2020 chỉ đạt 1,4 triệu/ người, còn khiêm tốn so với các điểm đến du lịch khác như Quảng Ninh (khoảng 2,1 triệu/ người) hay Đà Nẵng (khoảng 4,8 triệu/ người).

Đại lộ tới tương lai

Không để lãng phí tiềm năng du lịch trời ban với những giá trị quý hiếm đã được công nhận từ cả thế kỷ trước, Thanh Hóa đang nỗ lực mời gọi các nhà đầu tư lớn để đánh thức Sầm Sơn, đem đến cho vùng biển này một hình ảnh mới hấp dẫn hơn, xóa đi những mặc cảm bấy lâu nay về một thành phố biển vốn chỉ đông khách vào mùa hè và cũng không có bất cứ loại hình giải trí nào ngoài tắm biển.

Cuối năm 2020, dự án Quảng trường biển và tổ hợp đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp biển Sầm Sơn trị giá hơn 1 tỷ USD do Sun Group đầu tư đã chính thức khởi công. Điểm nhấn của dự án này là các hạng mục quảng trường biển, trục đại lộ đẳng cấp với tổng vốn đầu tư gần 1.456 tỷ đồng.

Theo đó, quảng trường biển Sầm Sơn có sức chứa lên đến hơn 10.000 người, trục đại lộ rộng 120m, dài 2,6km, tổng diện tích dự án 280ha, hứa hẹn sẽ trở thành trục đại lộ sầm uất với hệ thống dịch vụ du lịch đẳng cấp.

Bằng tư duy quốc tế, Sun Group kỳ vọng đưa đại lộ Sầm Sơn sánh ngang với các đại lộ nổi danh thế giới như Broadway (Mỹ), Champs-Elysees (Pháp), hay Orchard Road (Singapore)… về kiến trúc, về vai trò "trái tim" của đô thị.

anh-phoi-canh-mot-goc-dai-do-thi-phuc-hop-sun-grand-boulevard-do-sun-group-phat-trien-tai-sam-son-thanh-hoa.jpg
Phối cảnh tổ hợp dự án đại đô thị phức hợp Sun Grand Boulevard tại Sầm Sơn do Sun Group phát triển

Tại đây, Sun Group sẽ đầu tư tổ hợp vui chơi giải trí Sun World, khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng sông Đơ và chuỗi nhà phố thương mại, mini hotel, nhà ở cao cấp…

Với tham vọng đưa Thanh Hóa thành "ngôi sao mới" trên bản đồ du lịch Việt Nam, Sun Group sẽ kiến tạo mô hình hệ sinh thái hội tụ đầy đủ các loại hình du lịch núi, biển, khoáng nóng,… trải rộng từ TP Sầm Sơn đến các huyện Quảng Xương, Như Thanh…

Những tín hiệu khởi sắc của thành phố biển đã được bắt đầu từ các mùa hè trước đó, khi Sun Group đưa carnival đường phố về với Sầm Sơn. Và mùa hè 2021, Sun Group cũng đồng hành tổ chức lễ hội du lịch biển Sầm Sơn với nhiều hoạt động sôi động, dự kiến kéo dài suốt 4 tháng nếu không có dịch bệnh.

Tương lai, khi quảng trường và trục đại lộ đẳng cấp hoàn thành, Sầm Sơn sẽ là thủ phủ giải trí mới, nơi diễn ra các show diễn nghệ thuật hoành tráng, những lễ hội quốc tế sôi động, sẽ là trải nghiệm thú vị để du khách mê mải cả bốn mùa trong năm.

MAI UYÊN