Giá heo hơi sẽ giảm xuống dưới ngưỡng 90.000 đồng/kg trong tuần tới?

Trong tuần tới heo hơi dự báo sẽ tiếp tục giảm, nhờ công tác kiểm soát dịch tả vẫn đang được hiện hiện rất tốt, bên cạnh đó có thêm nguồn cung nhập khẩu dồi dào từ Thái Lan,

Trong tuần qua, giá heo hơi tiếp tục giảm trung bình từ 1.000 - 4.000 đồng/kg trên cả nước. Cụ thể, tại thị trường miền Bắc giá heo hơi thấp nhất khu vực giảm còn 86.000 đồng/kg thay vì 87.000 đồng/kg so với tuần trước. Trong đó, tại miền Trung và Nam cũng ghi nhận giá heo hơi tuần này giảm mạnh nhưng không đồng bộ. 

Hiện tại, giá heo các địa phương ở miền Bắc đang bán ở mức 86.000 - 91.000 đồng/kg, tại miền Trung từ 81.000 - 87.000 đồng/kg, miền Nam từ 81.000 - 89.000 đồng/kg.

Giá heo hơi trong tuần tiếp tục giảm nhờ công tác tăng và tái đàn tích cực được triển khai. Ngoài ra, tuần này đã có thêm 1.000 con heo sống nhập từ Thái Lan về Việt Nam tiêu thụ và dự kiến sẽ có thêm nhiều lô khác trong tháng này, cũng đã giúp giá heo hơi trong nước phần nào hạ nhiệt.

Theo đó, ngày 4/8, Công ty TNHH MTV TMDV Thùy Dương Phát (Công ty Thùy Dương Phát) tại Đồng Nai lại tiếp tục nhập thêm 1.000 con heo thịt từ Thái Lan về Cửa khẩu quốc tế Bờ Y Kon Tum, sau đó đưa về cách li tại Trại heo Đồng Hiệp, tỉnh Đồng Nai.

Đây là lô heo thịt thứ 3 (mỗi lô 1.000 con) do doanh nghiệp này nhập khẩu từ Thái Lan qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y chỉ trong vòng 1 tháng trở lại đây. Trước đó, doanh nghiệp cũng đã nhập khẩu lô 500 con heo giống từ Thái Lan về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Quảng Trị.

Theo đại diện Công ty Thùy Dương Phát, dự kiến doanh nghiệp này sẽ nhập khoảng 120.000 con heo thịt từ Thái Lan, với trọng lượng 80 - 100 kg/con, trong thời gian tới. 

Bên cạnh đó, theo thông tin từ Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, trong 5 tháng cuối năm 2020, ngành chăn nuôi sẽ tiếp tục tập trung mọi nguồn lực từ con giống, nguồn vốn, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để tái đàn. 

Mục tiêu đến quí IV/2020 phải đủ sản lượng thịt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và thậm chí hướng tới xuất khẩu.

Văn phòng Chính phủ mới đây có thông báo truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thúc đẩy nhập khẩu thịt heo và heo sống để kiểm soát giá thịt heo trong nước thời gian tới. 

Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp để đảm bảo nguồn cung, kiểm soát tốt chi phí từng khâu và giảm giá thịt heo.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tái đàn, tăng đàn, đưa ra số liệu cụ thể về lượng thịt heo dự kiến cho từng tháng, quí để chủ động có phương án cân đối cung cầu phù hợp.

Với Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đảm bảo tốt khâu lưu thông; chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương yêu cầu doanh nghiệp phân phối, bán buôn, bán lẻ đẩy mạnh xây dựng chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thịt heo.

Lực lượng quản lí thị trường chỉ đạo phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường kiểm tra hoạt động mua bán, vận chuyển heo thịt và thịt heo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là tại các tỉnh giáp biên giới Lào và Campuchia.

Ông Vũ Vĩnh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, nguyên nhân khiến giá thịt heo hơi đã giảm mạnh nhưng giá thịt tại chợ chưa giảm tương ứng là hiện tượng độ trễ trên thị trường. Độ trễ trên thị trường càng lớn chứng tỏ khâu trung gian càng nhiều khiến người tiêu dùng bị thiệt thòi.

Để giảm thiểu được tác động tiêu cực này, điều quan trọng nhất là phải giảm được khâu trung gian, để con đường thịt heo từ trang trại đến tay người tiêu dùng là ngắn nhất.

Cụ thể, cách tối ưu là lợn xuất chuồng được đưa đến thẳng lò mổ, sau đó tới các kênh phân phối khác. Có như vậy, sẽ giảm được nhiều chi phí và giá sẽ sát với thực tế hơn.

Ngoài ra, để tránh hiện tượng nguồn cung dồi dào nhưng giá heo trên thị trường đến tay người tiêu dùng hiện vẫn đắt đỏ, nhiều chuyên gia cho rằng cần kiên quyết thực hiện các giải pháp chống đầu cơ, trục lợi và nâng giá mặt hàng thịt heo bất hợp lý, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo pháp luật.

BẢNG GIÁ HEO HƠI DỰ BÁO NGÀY 9/8/2020
Tỉnh/thành Khoảng giá (đồng/kg) Tăng (+)/giảm (-) đồng/kg
Hà Nội 87.000-88.000 -1.000
Hải Dương 89.000-90;000 Giữ nguyên
Thái Bình 86.000-87.000 -2.000
 Bắc Ninh 88.000-89.000 Giữ nguyên
Hà Nam 89.000-90.000 -1.000
Hưng Yên 90.000-91.000 -1.000
Nam Định 88.000-89.000 -2.000
Ninh Bình 87.000-88.000 -1.000
Hải Phòng 89.000-90.000 Giữ nguyên
Quảng Ninh 90.000-91.000 Giữ nguyên
Lào Cai 88.000-89.000 -2.000
Tuyên Quang 87.000-88.000 -1.000
Cao Bằng 90.000-91.000 Giữ nguyên
Bắc Kạn 89.000-90.000 Giữ nguyên
Phú Thọ 89.000-90.000 -1.000
Thái Nguyên 87.000-88.000 -2.000
Bắc Giang 90.000-91.000 Giữ nguyên
Vĩnh Phúc 86.000-87.000 -2.000
 Lạng Sơn 90.000-91.000 Giữ nguyên
Lai Châu 90.000-91.000 Giữ nguyên
Thanh Hóa 86.000-87.000 Giữ nguyên
Nghệ An 84.000-85.000 -1.000
Hà Tĩnh 86.000-87.000 -1.000
Quảng Bình 80.000-82.000 Giữ nguyên
Quảng Trị 83.000-84.000 -1.000
TT-Huế 83.000-84.000 -1.000
Quảng Nam 83.000-84.000 Giữ nguyên
Quảng Ngãi 80.000-81.000 Giữ nguyên
Bình Định 86.000-87.000 -2.000
Phú Yên 81.000-82.000 Giữ nguyên
Ninh Thuận 87.000-88.000 -1..000
Khánh Hòa 86.000-87.000 Giữ nguyên
Bình Thuận 86.000-87.000 -2.000
Đắk Lắk 84.000-85.000 -1.000
Đắk Nông 80.000-81.000 Giữ nguyên
Lâm Đồng 86.000-87.000 -1.000
Gia Lai 84.000-85.000 Giữ nguyên
Đồng Nai 85.000-86.000 -1.000
TP.HCM 85.000-86.000 -2.000
Bình Dương 85.000-86.000 -2.000
Bình Phước 84.000-85.000 -2.000
BR-VT 85.000-86.000 -1.000
Long An 87.000-88.000 Giữ nguyên
Tiền Giang 87.000-88.000 Giữ nguyên
Bạc Liêu  81.000-82.000 -1.000
Bến Tre 86.000-87.000 Giữ nguyên
Trà Vinh 84.000-85.000 -1.000
Cần Thơ 82.000-83.000 -1.000
Hậu Giang 87.000-88.000 Giữ nguyên
Cà Mau 85.000-86.000 -2.000
Vĩnh Long 82.000-83.000 -1.000
An Giang 85.000-86.000 -1.000
Kiêng Giang 85.000-86.000 -2.000
Sóc Trăng 86.000-87.000 -1.000
Đồng Tháp 86.000-87.000 Giữ nguyên
Tây Ninh 88.000-89.000 Giữ nguyên

PHƯỢNG LÊ

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương