Đu đỉnh sốt đất, nhà đầu tư "sống dở chết dở" khi thị trường hạ nhiệt

Khi "sốt đất" qua đi, nhiều nhà đầu tư "ăn theo" độ "nóng" của thị trường, sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư buộc phải bán tháo, thoát hàng nhanh giữa vòng xoáy giảm nhiệt của thị trường nhà, đất.

Kịch bản "chết trên đống tài sản" sẽ thành hiện thực khi đầu cơ đất đai lên cao và các nguồn cấp vốn "khóa van" tín dụng. khi thị trường hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư mua đất ở các tỉnh như Nam Định, Thanh Hóa… đang phải liên tục giảm giá bán để "thoát hàng" được sớm. Đây đa số là những nhà đầu tư mới, ít kiến thức vào thị trường và đầu tư theo đám đông.

Sau một thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng của các đợt dịch Covid-19, thị trường bất động sản đã dần sôi động trở lại từ cuối năm 2021 và ba tháng đầu năm 2022, sau khi hầu hết các tỉnh thành trên cả nước trở về trạng thái “bình thường mới”. Lượng khách hàng tìm kiếm và giao dịch cũng tăng dần.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 800 sàn giao dịch đã hoạt động trở lại, tăng gấp đôi so với quý 4.2021. Đáng chú ý, các sàn giao dịch đã chủ động, linh hoạt thay đổi phương án kinh doanh để thích ứng với hoàn cảnh, đã ứng dụng công nghệ vào việc quản lý thông tin, quản lý giao dịch, thanh toán, quảng cáo, chuyển đổi số trong bán hàng.

Trước những tín hiệu “sốt đất” vừa nêu, để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, hạn chế đầu cơ, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại đã có động thái “phanh” hoạt động cho vay để kinh doanh bất động sản, thuế áp giá cao theo thị trường.

Trong khi đó, nhiều địa phương như Hà Nội, Bình Phước, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc,… đã đồng loạt ra văn bản chỉ đạo, tạm dừng cấp quyền sử dụng đất để chặn phân lô, bán nền. Đồng thời tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra với hiện tượng bán nhà “hai giá” (giá bán thực tế cao hơn so với giá ghi trong hợp đồng mua bán nhằm mục đích trốn thuế”. Vì vậy, thị trường bất động sản tại nhiều địa phương bắt đầu hạ nhiệt và dần ổn định trở lại.

Theo khảo sát từ Cushman & Wakefield Việt Nam, mặt bằng giá nhà ở tại TP Hồ Chí Minh trong năm ngoái đã tăng hơn 15%. Căn hộ hạng cao cấp tiếp tục chiếm ưu thế về nguồn với mức giá trung bình đạt hơn 140 triệu đồng/m2, tăng 23% theo năm.

Đầu tháng 3, tức sau hai tháng kể từ khi các cuộc đấu giá đất Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) lập đỉnh, giá chào bán nhà ở đã có sự thay đổi. Ví dụ câu chuyện dự án The Global City tại TP Thủ Đức công bố giá cao ngất ngưỡng, từ 350 triệu đồng mỗi m2 nhà phố thương mại. Trong khi trước đó, giá chào bán nhà đất tại khu vực này chỉ dao động ở mức 270 - 300 triệu đồng/m2, tức là giá đã tăng từ 15 - 20%.

Thậm chí, giá căn hộ bình dân đã chạm mốc gần 60 triệu đồng/m2, tăng gần 30% so với năm 2020. Như vậy, có thể thấy chỉ trong vòng 1 - 2 năm, dù tác động bởi đại dịch nhưng giá nhà ở tại TP Hồ Chí Minh vẫn bị đẩy lên cao. Hiện việc tăng giá cao ở một số dự án được cho là chưa ảnh hưởng nhiều đến thị trường bởi theo nghiên cứu, Việt Nam vẫn có nhóm người thu nhập cao hấp thụ những sản phẩm cao cấp, siêu cao cấp.

Trong năm 2022 sẽ chứng kiến việc đẩy mạnh các hạ tầng vùng ven tại khu vực miền Bắc như Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, Cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường nối 2 cao tốc trọng điểm tại phía Bắc…, hay mở rộng cao tốc về phía Tây và vùng ven biển phía Nam như Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh, các dự án nối bờ Đông và bờ Tây như Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu.

Tổng Hợp